Ông Trương Đức Duy: Trung Quốc cần tiếng tốt trong quan hệ với Việt Nam

05/11/2015 17:54 GMT+7

(TNO) Đây là chia sẻ của nguyên Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy bên lề cuộc gặp mặt nhân sĩ Việt - Trung sáng nay 5.11.

(TNO) Đây là chia sẻ của nguyên Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy bên lề cuộc gặp mặt nhân sĩ Việt - Trung sáng nay 5.11.

truong-duc-duyNguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy trả lời phỏng vấn báo chí
- Ảnh: Trường Sơn

* Ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?

Ông Trương Đức Duy: Chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình tới Việt Nam lần này là chuyến thăm chính thức rất quan trọng. Chuyến thăm sẽ phát triển tăng cường củng cố quan hệ hữu nghị toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử, phát huy tác dụng to lớn không chỉ cho quan hệ hữu nghị ngày nay giữa Trung Quốc và Việt Nam mà còn cho sau này.

* Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, vấn đề tin cậy chính trị luôn được nhắc tới. Theo ông làm thế nào để có thể tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước?

Giữa hai đảng có mối quan hệ lâu đời mà mối quan hệ đó đã có từ trong cách mạng Việt Nam, Trung Quốc trước đây do các nhà lãnh đạo tiền bối xây dựng phát triển. Bản thân tôi đã có nhiều nỗ lực đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Chúng tôi cũng như các giới Trung Quốc làm sao phải có tiếng tốt lành trong quan hệ hữu nghị Trung Quốc - Việt Nam, về mối tình hữu nghị sâu đậm giữa nhân dân hai nước. Những tiếng nói khác nhau cần xóa bỏ đi. Như thế, quan hệ hữu nghị giữa hai đảng, hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước mới đời đời bền vững như lời căn dặn của Bác Hồ và Chủ tịch Mao Trạch Đông.

* Hai nước còn vấn đề Biển Đông chưa được giải quyết. Theo ông cần xử lý như thế nào?

Tôi cho rằng đó là những vấn đề không phải là chủ yếu. Láng giềng với nhau thì khó tránh khỏi những xích mích nhỏ. Nhưng qua đó các lãnh đạo cao cấp, toàn thể cán bộ, nhân dân hai nước cố gắng thì những xích mích mâu thuẫn nhất định sẽ được giải quyết có lợi cho hai bên, hai nước đều thỏa mãn. Tôi tin chắc như vậy.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.