Ông Tây chọn TP.HCM cho cuộc phiêu lưu: Tìm thấy cảm hứng từ bánh da lợn

10/09/2022 12:34 GMT+7

Robin Mouquet. R là người chuyên bánh ngọt. Ông ấy từng làm việc ở Paris với một số đầu bếp giỏi. Đó các đầu bếp đã đạt được sao Michelin như Michel Sarran và Pierre Gagnaire.

Và cả với Pierre Hermé, người được bình chọn là người làm bánh ngọt ngon nhất thế giới năm 2016. Nhưng ông ấy lại muốn được độc lập. TP.HCM, đối với ông, là một cuộc phiêu lưu vào chốn xa lạ, chưa biết tới. Nhưng ông cho biết là mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự phiêu lưu.

Mouquet trong công việc

Ngọc Trân

Bây giờ là mùa trung thu và Robin Mouquet. R cũng sản xuất bánh trung thu theo truyền thống Việt Nam. Thanh Niên có cuộc trò chuyện với ông Tây làm bánh tại TP.HCM này.

Tại sao ông quyết định đến Việt Nam và chọn TP.HCM?

Robin Mouquet. R: Không có lý do thực sự nào cả (cười).Tôi muốn một điều, đó là sự độc lập trong nghề nghiệp. Và tôi thích TP.HCM ngay khi vừa đặt chân tới đây.

Yếu tố quan trọng nhất trong quyết định của ông là gì?

Sự phấn khích của những điều chưa biết. Các thách thức. Sự tự tin.

Và kể từ khi nào?

Kể từ khi tôi chuyển đến từ Trung Quốc vào tháng 12.2019. Tôi đã làm việc ở Ma Cao trong một năm rưỡi tại Khách sạn Morpheus, cho Pierre Hermé Paris và một vài tháng ở Thượng Hải với tư cách là nhà tư vấn. Sau đó thì tôi đến TP.HCM vào tháng 9.2020.

Khi còn nhỏ, tôi đã luôn muốn có một nhà hàng hoặc cửa hàng bánh ngọt của riêng mình. Kinh nghiệm ở Trung Quốc, sau Paris, là thử nghiệm đầu tiên đối với tôi.

Mouquet và nhân viên

Ngọc Trân

Tại sao ông làm việc ở đây mà không phải là thành phố khác ở Việt Nam?

Do thời tiết (cười). Tôi không biết gì về TP.HCM hay Hà Nội trước khi đến Việt Nam. Tôi từng đến Hội An từ Ma Cao. Đó là một trải nghiệm độc đáo.

Tôi đã gặp những người Việt Nam trên đường đi, không chỉ ở Pháp, mà còn cả ở nhiều nơi. Tôi luôn có cảm giác tốt đẹp về người Việt Nam. Như vậy đó. Giờ thì tôi định cư ở TP.HCM vì đây là miền Nam, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.

Ông muốn chia sẻ điều gì, ở đây?

Nghề của tôi, tức làm bánh ngọt. Tôi luôn muốn để chia sẻ niềm đam mê và tình yêu mà mọi người có thể có đối với một nghề nghiệp. Mọi người đều được hoan nghênh làm việc với tôi. Trẻ hay không cũng đều được. Tôi có nhiều thứ để học từ họ cũng như họ từ tôi.

Làm thế nào ông có thể thu hút họ đến đây và học hỏi?

Thì do sự tò mò cộng với động lực nữa. Hầu như không thể sống với ngành kinh doanh nếu bạn không thích những gì mình làm. Đây là những quy tắc quan trọng nhất. Tôi bán bánh, từ thực đơn riêng của tôi, từ cơ sở này. Tôi luôn tập trung vào mọi thứ liên quan đến kinh doanh.

Thành tích tốt nhất mà ông đã đạt được cùng với nhân viên của mình?

Còn quá sớm để nói nhiều về thành tích. Trong bếp của tôi luôn có sự tin tưởng và sự hòa hợp. Nhưng mọi việc hãy còn ở phía trước. Bởi vì tôi không bao giờ thực sự dừng lại ở một điểm. Sẽ liên tục có một cái gì đó mới.

Ông có thể giải thích một chút về những gì được sản xuất ở đây?

Chúng tôi có thực đơn bánh ngọt đa dạng từ bánh quy (ăn nhẹ) đến bánh sinh nhật dùng cho 6 đến 8 người. Nhân viên của tôi và tôi làm việc để làm bánh mỗi ngày, học kỹ thuật và rồi làm tiếp thị để bán.

Chúng tôi cũng làm cả bánh trung thu.

Bánh trung thu do ông Tây làm ở TP.HCM

Ngọc trân

Tôi có thể xem một chiếc bánh trung thu không?

Cô ấy sẽ giới thiệu... (chỉ vào một nhân viên). Bánh trung thu là một truyền thống của địa phương. Khách quen của chúng tôi thực sự thích chúng.

Bánh thế nào? Có "Tây" chút nào không?

"Tây hóa"? Không. Trên thực tế, là bánh "Ta" mà. Nhưng đương nhiên, chúng tôi thêm logo chữ M là thương hiệu của chúng tôi thôi. Và hình dạng không hoàn toàn giống với bánh trung thu truyền thống vì nó theo hình trụ tròn. Một hộp bốn cái được bán với giá 340.000đ.

Nguyên liệu làm bánh của ông đến từ đâu?

Nguyên liệu chủ yếu là nội địa. Nhưng cũng có thứ nhập khẩu từ Pháp, chẳng hạn như kem. Chúng tôi sử dụng những sản phẩm tốt nhất của địa phương và theo mùa. Nhưng vẫn có đôi chút khó khăn vì tôi đến Việt Nam chưa được lâu. Tôi luôn học hỏi một chút mỗi ngày một mình hoặc trên đường phố, trong các khu chợ hoặc với nhân viên của tôi. Trên thực tế, về lâu dài, ý tưởng sẽ là làm việc hoàn toàn với sản phẩm địa phương

Có thể cho ví dụ về các sản phẩm địa phương mà ông sử dụng tại đây?

À, hầu hết là bất cứ những gì là rau, rau thơm. Tôi dùng nhiều loại ớt và thảo mộc.

Các loại thảo mộc?

Dùng nhiều chớ! Thật tuyệt vời cho siro, cho đồ ăn nhẹ, vài chế biến khác nữa. Chúng tạo những hương vị khác nhau không có ở Pháp.

Ông có gặp thách thức nào khi mở cửa hàng ở đây?

Có chớ! Trước hết là ngôn ngữ. Đương nhiên, khó khăn luôn xuất hiện mỗi ngày. Bạn đang ở một mình, bạn đến nơi, bạn không biết bất cứ ai. Và bạn phải tạo dựng tên tuổi. Tất nhiên, có trở ngại. Một số thì nghiêm trọng hơn một số khác, nhưng đó là một phần của cuộc phiêu lưu.

Ông đã vượt qua chúng như thế nào?

Bằng sự tự tin vào bản thân và sự chuyên nghiệp trong công việc.

Tiệm bánh của ông Robin Mouquet. R

ngọc trân

Có loại bánh Việt Nam gây cảm hứng cho ông?

Bây giờ tôi quan tâm nhiều hơn đến các món tráng miệng địa phương. Tôi luôn học hỏi từ văn hóa bánh ngọt địa phương trước khi tôi mạo hiểm lao vào sáng tạo mới. Tôi thích các lớp - xanh lá, trắng, xanh lá, trắng… Đó là “bánh da lợn”, theo lời một nhân viên ở đây.

Ông nghĩ gì về bánh mì Việt Nam?

Bánh mì! Tôi thực sự thích nghe câu chuyện của nó; câu chuyện này có ý nghĩa với tôi. Tôi thực sự thích bánh mì ở Việt Nam.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.