Ô nhiễm môi trường do luyện thép từ quặng sắt

01/04/2016 07:00 GMT+7

Nguy cơ nhập khẩu công nghệ sản xuất lạc hậu hay môi trường cạnh tranh không công bằng là thực tế của ngành thép VN hiện nay.

Nguy cơ nhập khẩu công nghệ sản xuất lạc hậu hay môi trường cạnh tranh không công bằng là thực tế của ngành thép VN hiện nay.

Các doanh nghiệp ngành thép cần có chính sách phát triển công bằng hơn - Ảnh: Ngọc ThắngCác doanh nghiệp ngành thép cần có chính sách phát triển công bằng hơn - Ảnh: Ngọc Thắng
Không nhập khẩu công nghệ bẩn
Theo phân tích của một chuyên gia kinh tế tại TP.HCM, chính sách cấm xuất khẩu (XK) quặng về chủ trương chung là hợp lý nhưng để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản nói chung, quặng sắt nói riêng thì phải song hành với việc quy hoạch vùng nguyên liệu, cần gắn cụ thể từng địa chỉ mỏ với các nhà máy sản xuất. Cùng với đó, cần chấm dứt việc tiếp tục đầu tư các nhà máy luyện gang lò cao bởi ngành thép đã dư thừa công suất, trong khi trữ lượng quặng sắt rất hạn chế, lại được khai thác từ lâu, chưa có đánh giá tổng thể về số lượng cũng như chất lượng tài nguyên còn lại.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích thêm: Việc cấm XK quặng đã tạo ra ưu thế quá lớn cho một số ít doanh nghiệp (DN) như Tập đoàn Hòa Phát thì cần phải xem xét lại và có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn. Đặc biệt, hiện nay thế giới đã chuyển sang khuyến khích phát triển năng lượng sạch, sử dụng nguồn nguyên liệu tái tạo với công nghệ tiên tiến và từ đó, xu hướng chuyển dịch ngành luyện thép từ quặng, luyện than cốc… sang các nước đang phát triển rất mạnh. Nơi các tiêu chuẩn về môi trường không quá nghiêm ngặt, phí môi trường không quá cao nên dễ dàng chấp nhận cho các dự án luyện này hoạt động. Hay nói cách khác, công nghệ luyện thép từ quặng, luyện than cốc đã lạc hậu và chỉ khi không có việc gì làm mới nhập khẩu công nghệ bẩn đó.
“Khi VN vẫn tiếp tục cho các lò luyện thép từ quặng, luyện than cốc ra đời và hoạt động thì phải đặt dấu hỏi lớn về vấn đề môi trường trong 10 - 15 năm sau sẽ như thế nào. Chúng ta đã từng có những bài học đắt giá trong thời gian qua như việc xả thải từ các nhà máy ra sông hay như Trung Quốc cũng đã có nhiều bài học đắt giá khi hy sinh môi trường để lấy chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Vì vậy việc xem xét các chính sách liên quan là rất cấp thiết”, chuyên gia Đinh Thế Hiển nói.
Tương tự, theo TS Phan Đăng Tuất - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp, việc cấp phép khai thác các mỏ quặng đang được phân cho các địa phương nên sinh ra quá nhiều trong khi việc xác định trữ lượng bao nhiêu lại không biết. Bên cạnh đó, nếu giá quặng thế giới đang xuống thấp và việc chế biến sâu không tạo ra được lợi thế so sánh thì không nên khai thác. Riêng việc sản xuất thép từ quặng nếu gây ô nhiễm môi trường thì phải được xử lý, thậm chí đóng cửa.
Còn TS Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, cho rằng liệu VN có cần phải sản xuất tất cả mọi thứ từ A - Z để theo đuổi mục tiêu thay thế hàng nhập khẩu hay không? Tư duy về một nền công nghiệp tự chủ, tích hợp từ nguồn như khai thác từ quặng rồi chế biến sâu thành sản phẩm là hiểu sai khái niệm tự chủ. Bởi điều đó không có nghĩa là phải sản xuất tất cả mà bất chấp chi phí bỏ ra. Trong bối cảnh thế giới chuyên môn hóa sản xuất cực kỳ cao, cắt chuỗi sản xuất thành các mắt xích nhỏ và mỗi quốc gia dựa trên lợi thế của mình để tham gia một phần trong chuỗi mắt xích đó. Không phải Pháp hay Anh đều phải sản xuất toàn bộ từ thân máy bay đến động cơ, ốc vít cho một chiếc máy bay Airbus mới là tự chủ về công nghệ. Vì vậy cần phải xem xét lại các chính sách phát triển ngành thép để tạo nên môi trường cạnh tranh công bằng hơn.
Chấm dứt ưu đãi vượt khung
Một vấn đề thiếu công bằng trên thị trường thép, theo báo cáo của các chuyên gia kinh tế Fulbright là các chính sách của ngành thép trong thời gian qua chủ yếu tập trung cho các DN nhà nước mà đứng đầu là Tổng công ty thép VN và DN có vốn đầu tư nước ngoài. "Chiến lược phát triển ngành cần phải được tính toán dựa trên các phân tích về lợi ích cạnh tranh, lợi ích và chi phí kinh tế. Chính sách giá năng lượng cũng như giá tài nguyên cần phải phản ánh theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, sự đảo chiều liên tục của chính sách đã không tạo được niềm tin cho các DN tư nhân, nhất là với một ngành cần sự dài hơi và đầu tư rất lớn như ngành thép. Vì vậy cần rà soát lại các chính sách và chiến lược phát triển các ngành, đặc biệt cần hạn chế tối đa tác động của Trung Quốc tham gia trong lĩnh vực này. Ngoài ra, việc thiết kế và ban hành các chính sách của nhà nước nên theo hướng ổn định và dài hạn, để giảm thiểu rủi ro đối với các DN. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh và tồn tại của các DN sản xuất thép trong nước" - báo cáo viết.
Trên thực tế, việc bảo hộ và có ưu đãi quá lớn cho một số DN trong nước hay với DN nước ngoài như Formosa Hà Tĩnh sẽ khiến cho các DN khác gặp nhiều khó khăn. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, thực sự các DN trong nước rất cần có sự công bằng hơn trong các chính sách phát triển. Ví dụ việc ưu ái cho Formosa Hà Tĩnh vượt khung là rất không bình thường. Điều đó khiến cho các DN bị xói mòn lòng tin vào môi trường kinh doanh của VN nói chung. Ngoài ra, với các nhà máy sản xuất thép từ quặng thì phải áp dụng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, nếu không đảm bảo thì phải xử lý nhanh để không gây hậu quả nghiêm trọng. TS Đỗ Thiên Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, trong khi các DN tư nhân trong nước rất khó khăn để tìm kiếm ưu đãi hoặc họ chỉ mong mỏi cần môi trường cạnh tranh bình đẳng thì Formosa đã nhận được những ưu đãi quá nhiều. Tính quy mô của DN đó không tự nhiên có được mà nhờ những chính sách ưu đãi và bảo hộ của VN. Điều đó sẽ khiến cho DN tư nhân cũng như ngành thép trong nước càng bất lợi.
Nhiều ưu đãi nhưng thành gánh nặng
Báo cáo phân tích của nhóm tác giả Fulbright nhận định, nếu như Hàn Quốc vào năm 1968 với vốn đầu tư 100 triệu USD ban đầu cộng với sự hỗ trợ công nghệ từ Nhật và theo cơ chế thị trường đã tạo dựng nên một quả đấm thép Posco với khả năng cạnh tranh toàn cầu. Từ thập niên 1990, VN đã đưa ra một kế hoạch phát triển ngành thép đầy tham vọng với nền tảng là Tổng công ty thép VN. Ước tính có 30% nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% sử dụng công nghệ với trình độ trung bình. Trình độ lạc hậu của ngành thép VN biểu hiện rõ nét ở công nghệ lò cao (sản xuất từ quặng sắt) chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dẫn đến tiêu hao năng lượng rất lớn khiến hiệu suất kinh tế - kỹ thuật thấp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.