Nữ sinh bị cưa chân bắt đầu lắp chân giả

25/03/2016 14:39 GMT+7

Hôm nay (25.3), thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, nữ sinh bị cưa chân Lê Thị Hà Vi đã được chuyển qua Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng để bắt đầu lắp chân giả.

Hôm nay (25.3), thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, nữ sinh bị cưa chân Lê Thị Hà Vi đã được chuyển qua Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng để bắt đầu lắp chân giả.

Lê Thị Hà Vi sẽ được làm chân giả và tập làm quen với chân giả - Ảnh: Nguyên MiLê Thị Hà Vi sẽ được làm chân giả và tập làm quen với chân giả - Ảnh: Nguyên Mi
Sau quá trình điều trị tại khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, mỏm cụt của Lê Thị Hà Vi (15 tuổi, ngụ Đắk Lắk) đã lành, sức khỏe ổn định.
Hiện tại, Hà Vi được chuyển đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng.
Tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tiến Lý, Phó giám đốc Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, cho biết: với chức năng chuyên môn chính là phục hồi chức năng, bệnh viện sẽ hỗ trợ em lựa chọn chân giả tốt và phù hợp nhất, giúp em có thể sớm sinh hoạt bình thường trở lại. Bệnh viện cũng sẽ giúp em tập vận động và các phương pháp trị liệu phục hồi chức năng khác để em dần làm quen với việc sử dụng chân giả.
Theo bác sĩ Lý, hiện nay y học và khoa học kỹ thuật tiến bộ, nên chân giả cũng đã hỗ trợ tốt hơn rất nhiều cho bệnh nhân và cũng được làm đẹp hơn.
“Còn quá trình tập vật lý trị liệu, vận động và làm quen với chân giả nhanh hay chậm là tùy thuộc vào tâm lý của bệnh nhân. Các bài tập làm quen với chân giả thông thường mất khoảng 3-4 tuần. Sau đó, bệnh nhân sẽ được tập tạo dáng với chân giả thì phải vài tháng”, bác sĩ Lý nói.
Đánh giá về việc phục hồi chức năng cho Hà Vi sắp tới, bác sĩ Lý cho biết đây là quá trình lâu dài và phải liên tục chứ không được ngắt đoạn. Mặt khác, để Vi hòa nhập, làm quen với cuộc sống mới điều quan trọng nhất là điều trị, hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân. Trong đó, gia đình, người thân, bạn bè phải là chỗ dựa vững chắc, lâu dài nhất.
“Gia đình, bạn bè, những người xung quanh phải giúp động viên em vượt qua nỗi đau, khó khăn để tiếp tục hòa nhập và sống tốt; giúp em nhìn vào những mặc tích cực, lạc quan. Hãy hướng em vào những tấm gương tốt, những người đã vượt lên hoàn cảnh, khiếm khuyết cơ thể để vui sống và thành công”, bác sĩ Lý chia sẻ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.