Chuyện về món bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở TP.HCM:

Nổi tiếng bánh mì kebab Thổ Nhĩ Kỳ 'đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao?

23/02/2023 12:35 GMT+7

Được xem là một trong những nơi bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ chính gốc đầu tiên tại TP.HCM, cửa hàng của ông Lượng từng gây sốt xa gần. Sau gần 20 năm buôn bán, thương hiệu bánh mì độc lạ nổi tiếng ngày ấy, giờ ra sao?

Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ đắt nhất TP.HCM?

Chiều chiều, hàng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ (bánh mì kebab) của ông Đỗ Văn Lượng (50 tuổi) nằm ở đầu con đường ẩm thực Nguyễn Thượng Hiền (Q.3) vẫn đều đặn khách ghé mua, như suốt nhiều năm qua vẫn vậy. Ông chủ có 17 năm gắn bó với hàng bánh mì này, đã quen với tất cả các công đoạn để làm nên một phần bánh mì kebab hoàn chỉnh.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 1.

Tiệm bánh mì kebab của ông Lượng nằm đầu đường Nguyễn Thượng Hiền.

CAO AN BIÊN

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 2.

Ông sử dụng thịt gà làm nguyên liệu chính cho ổ bánh mì.

CAO AN BIÊN

Thật hấp dẫn khi chứng kiến khách đến đây mua ổ bánh mì với thịt nóng hổi vừa được xén từ cây thịt xoay vòng tròn với sức nóng từ lò nướng điện. Ổ bánh mì ở đây đúng là nguyên bản kiểu Thổ Nhĩ Kỳ khi nó là 1/5 của một chiếc bánh tròn lớn được ông chủ đặt ở lò, ở phía ngoài được phủ một lớp mè mỏng. Khi ăn mới cho bánh vào máy ép nóng và cho nhân thịt, salad rồi rưới nước sốt lên.

Giới thiệu với tôi, ông chủ tự hào rằng cửa tiệm của mình là một trong những nơi đầu tiên ở TP.HCM bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ chính gốc, bởi ông từng có thời gian 10 năm sống ở Berlin (Đức) và làm bếp trong một nhà hàng bán các món Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có bánh mì kebab.

Vừa thuận thục làm bánh mì cho khách, ông chủ vừa mô tả cho tôi nghe cách làm một ổ kebab hoàn chỉnh. Trước tiên, ông lấy 1/5 của một chiếc bánh mì không có hình tròn lớn (tức hình tam giác) cho vào máy ép nóng để bánh được giòn, thơm hơn. Sau đó, ông phết tương ớt vào bánh rồi cho thịt gà vào trong.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 3.

Thịt gà nướng vàng ươm, lớp mỡ chảy ra hấp dẫn.

CAO AN BIÊN

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 4.

Thịt gà ở đây là phần ức gà được chế biến bỏ da, cắt lát mỏng vừa đủ ăn.

CAO AN BIÊN

Thịt gà ở đây là phần ức gà được chế biến bỏ xương và da, cắt lát mỏng vừa đủ ăn, thịt gà nướng vàng ươm xoay xoay lớp mỡ chảy ra nhìn hấp dẫn. Linh hồn của món ăn nằm ở 1 trong 4 loại nước sốt đặc biệt được ông chủ rưới lên sau đó, cùng với 5 loại rau gồm: bắp cải tím, xà lách Mỹ, hành tây, dưa leo, cà chua. Cuối cùng, bánh được gói lại bằng bao giấy cẩn thận trước khi đưa đến tay thực khách.

“Ở đây, có 4 loại nước sốt gồm sốt tỏi, sốt thảo mộc, sốt chua ngọt, sốt mù tạt được tôi chế biến theo công thức riêng không giống với bất kỳ đâu. Này là sốt tươi, để làm nước sốt này, tôi phải nhập 2 loại sữa từ Úc và New Zealand về thì mới có được vị ưng ý. Phần rau ăn kèm trong kebab cũng được chọn từ những loại rau tươi nhất", ông chủ tâm sự.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 5.

Bánh mì nguyên bản kiểu Thổ Nhĩ Kỳ khi nó là 1/5 của một chiếc bánh tròn lớn, ở phía ngoài được phủ một lớp mè mỏng.

CAO AN BIÊN

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 6.

Ông chủ tự hào nhất 4 loại nước sốt đặc biệt do ông tự làm.

CAO AN BIÊN

Ở đây, mỗi phần bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ có giá từ 40.000 - 45.000 đồng, thậm chí khách mua những ổ đắt hơn, giá 50.000 - 60.000 đồng ông chủ vẫn đáp ứng được. Từ những năm 2006, mỗi ổ bánh mì ông bán ra cũng đã 12.000 đồng, trong khi bánh mì thịt khi đó trung bình cũng khoảng 6.000 đồng.

Ông cười nói có thể cửa hàng của mình là một trong những nơi bán kebab đắt nhất TP.HCM, nhưng khi ăn chắc chắn khách sẽ cảm nhận được sự khác biệt và đó cũng là lý do mà quán trụ vững suốt gần 2 thập kỷ qua, dẫu “cơn sốt bánh mì kebab” đã qua từ lâu.

Qua rồi thời kỳ “hoàng kim”

Đầu năm 2004, ông Lượng từ Đức trở lại TP.HCM rồi làm nhiều công việc khác nhau. Tuyệt nhiên, cuộc đời vẫn đưa đẩy ông trở lại với món bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2006, ông mở cửa hàng này, nhưng vạn sự khởi đầu nan.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 7.

Ổ bánh mì kebab bắt mắt, lạ miệng giá 40.000 - 45.000 đồng ở tiệm ông Lượng.

CAO AN BIÊN

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 8.

Ông chủ hạnh phúc khi mỗi ngày được làm món bánh yêu thích cho khách.

CAO AN BIÊN

“Khi đó, bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một món ăn rất lạ với người Sài Gòn, khách không đông. Hơn 1 năm sau, hàng bánh mì mới bắt đầu được nhiều người biết tới và việc buôn bán tốt hơn”, ông nhớ lại, rồi cho biết thời kỳ hoàng kim cửa hàng bánh mì mình là những năm 2008 - 2009, khi được lên nhiều báo, tạp chí quốc tế và Việt Nam. Từ đó, khách Việt, khách Tây ùn ùn tìm đến mua, nhiều người trở thành “mối ruột" suốt hàng chục năm qua.

Thời điểm đó, với cơn sốt bánh mì kebab ở khắp cả nước, có ngày cao điểm ông bán được tận 800 cái. Giờ đây, cơn sốt cũng đi qua, tuy nhiên ông vẫn trụ vững với lượng khách đều đặn mỗi ngày. Cũng từng nhiều lần mở thêm chi nhánh, song cuối cùng ông Lượng cũng trở về với hàng bánh duy nhất của mình ở con đường này.

Chị Thúy Loan (33 tuổi, ngụ Q.3) cho biết mình là “tín đồ" của kebab và cũng đã ăn món này suốt nhiều năm qua vì hợp khẩu vị. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chị ghé hàng của ông Lượng để mua.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 9.

Khách quen mua thường xuyên ở quán.

CAO AN BIÊN

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 10.

Quán đều đặn khách dặt qua điện thoại...

CAO AN BIÊN

“Xưa giờ tôi ăn bánh mì thịt heo thôi, lần đầu tiên mua ăn bánh mì thịt gà. Nhìn là thấy hấp dẫn rồi, nhất là nước sốt. Có vẻ cửa hàng ở đây cũng nổi tiếng mà giờ mới biết, nếu có dịp đi qua thì sẽ ủng hộ ông chủ", vị khách tâm sự.

Trong khi đó, anh Hoài Nhân (32 tuổi, ngụ Q.1) là khách quen của tiệm bánh mì này suốt nhiều năm qua. Anh cho biết trong một lần được bạn bè giới thiệu, anh đã ăn thử và thấy rằng bánh mì ở đây hợp với khẩu vị mình nhất.

“Dù giá có phần chát hơn, thấy mấy chỗ khác bán 20.000 - 30.000 đồng, nhưng tiền nào của nấy. Kebab ở đây rất khác biệt. Thêm nữa là ông chủ làm đúng hương vị Thổ Nhĩ Kỳ luôn, vì người Thổ Nhĩ Kỳ đạo Hồi, ăn thịt gà chứ không ăn thịt heo, đúng với những gì tôi biết về kebab nên tôi rất ấn tượng", anh cho biết.

Nổi tiếng bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ‘chính gốc đầu tiên tại TP.HCM’, giờ ra sao? - Ảnh 11.

Chị Loan lần đầu ghé mua ở quán ông Lượng.

CAO AN BIÊN

Với ông Lượng, hàng bánh này là cơ ngơi, là gia sản lớn nhất mà ông gây dựng với tất cả tâm huyết của mình. Hạnh phúc mỗi ngày của ông là mang tới những ổ bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ chính gốc, chỉn chu nhất đến thực khách.

Món bánh mì kẹp thịt kebab được được thừa nhận là phát minh của ông Kadir Nurman (Thổ Nhĩ Kỳ) vào năm 1972, với kiểu nướng thịt "doner kebab" - thịt được xiên khối quay trên máy nướng, chỉ khi nào khách đến mua nhân viên mới cắt thịt nhồi vào bánh. Và mãi đến năm 2011, Hiệp hội các nhà sản xuất Doner Thổ Nhĩ Kỳ mới công nhận phát minh độc đáo này của ông Kadir.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.