Những thực phẩm chớ nên cất trong tủ lạnh

17/11/2015 05:11 GMT+7

Người nội trợ thường cất thực phẩm trong tủ lạnh nhằm duy trì “tuổi thọ” và chất lượng của chúng. Tuy nhiên, không phải mọi thực phẩm đều bảo quản theo cách đó, theo báo Scotsman.

Người nội trợ thường cất thực phẩm trong tủ lạnh nhằm duy trì “tuổi thọ” và chất lượng của chúng. Tuy nhiên, không phải mọi thực phẩm đều bảo quản theo cách đó, theo báo Scotsman.

Rau củ có loại cần bảo quản lạnh, có loại chỉ nên giữ ở nhiệt độ phòng - Ảnh: ShutterstockRau củ có loại cần bảo quản lạnh, có loại chỉ nên giữ ở nhiệt độ phòng - Ảnh: Shutterstock
Sau đây là một số loại mà bạn không nên bỏ vào tủ lạnh:
Cà chua. Hơi lạnh trong tủ sẽ ngăn chặn quá trình chín của cà chua trong khi đây là tác nhân giúp loại quả này ở trong tình trạng tươi ngon. Vì vậy, cà chua sẽ hoàn toàn mất đi hương vị và trở nên mềm nhũn nếu được trữ trong tủ lạnh. Lời khuyên cho bạn là nên bỏ cà chua vào rổ hoặc tô, để trên bàn bếp và ăn ngay khi chín.
Khoai tây. Việc trữ khoai tây ở nhiệt độ thấp sẽ biến tinh bột thành đường nhanh hơn, và cái bạn thu được sẽ là những củ khoai tây ngọt và có “sạn”. Thay vì cất trong tủ lạnh, nên bỏ khoai tây vào một túi giấy rồi để ở nơi khô mát.
Tỏi. Loại này cuối cùng sẽ mọc mầm nếu chứa trong tủ lạnh, nó cũng có thể bị mềm và mốc. Để có thể khai thác tối đa công dụng của tỏi, nên trữ loại gia vị này ở nơi khô mát.
Củ hành. Tương tự tỏi, hơi ẩm trong tủ lạnh sẽ làm cho củ hành trở nên mềm và mốc. Việc để ở nơi khô mát sẽ giúp duy trì độ tươi của hành cho đến khi bạn sử dụng chúng trong bữa ăn, theo báo Scotsman.
Quả bơ. Giống như cà chua, quả bơ cần chín mềm để sử dụng với chất lượng cao nhất. Tốt nhất nên trữ bơ ở nhiệt độ phòng.
Dưa lưới. Trừ phi dưa lưới đã được cắt, tốt nhất nên trữ loại quả này ở bên ngoài như thường. Một số chuyên gia sức khỏe cho rằng việc giữ dưa lưới ở nhiệt độ phòng sẽ giúp bảo toàn các chất chống ô xy hóa có trong đó.
Bí ngô. Đây cũng là loại thực phẩm không ưa môi trường “lạnh lẽo”. Hãy để bí ngô ở nơi khô mát để đảm bảo chất lượng khi sử dụng.
Chuối. Do chuối mọc trong khí hậu nhiệt đới, loại quả này chuộng môi trường ấm áp. Chuối sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen nếu được cất trữ trong tủ lạnh, nhưng nó sẽ không thực sự chín.
Bánh mì. Nên trữ bánh mì mà bạn dự định ăn trong một vài ngày ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ lạnh sẽ khiến bánh mì khô cứng và giảm chất lượng nhanh chóng, theo báo Scotsman.
Dầu ô liu. Dầu có thể trở nên cứng và cô đặc thành chất giống như bơ nếu được giữ trong tủ lạnh, và điều này hẳn nhiên ảnh hưởng đến mùi vị và chất lượng. Nên cất trữ dầu trong một tủ bếp khô mát.
Bột cà phê. Nếu được cất trữ trong tủ lạnh, cà phê sẽ mất đi hương vị hấp dẫn vốn có của nó và hấp thu tất cả các mùi lẩn khuất trong mọi ngóc ngách của tủ lạnh. Nên cất trữ cà phê ở nơi mát và tối nhằm duy trì mùi vị của nó.
Mật ong. Nếu có tìm được một lọ mật ong 1.000 năm tuổi, bạn sẽ thấy nó vẫn tươi ngon như ngày đầu được chiết vào lọ, do mật ong là loại thực phẩm được bảo quản tự nhiên. Bỏ mật ong vào tủ lạnh sẽ thúc đẩy quả trình kết tinh đường, biến mật ong thành một dạng bột nhào, khiến việc chiết mật ra trở nên khó khăn, chưa kể chất lượng cũng phần nào sút giảm, theo báo Scotsman.
Rau húng quế. Rau này sẽ héo nhanh hơn nếu trữ ở nhiệt độ thấp. Cũng như cà phê, nó sẽ hấp thu mùi của những loại thực phẩm xung quanh. Tốt nhất nên để rau húng quế ở bên ngoài, bỏ chúng trong một chén nước.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.