Những tai nạn rơi máy bay trong lúc huấn luyện của quân đội các nước

16/04/2015 18:00 GMT+7

(TNO) Từ ngày 24.3 cho đến ngày 16.4, thế giới đã chứng kiến một số vụ rơi máy bay trong quá trình huấn luyện phi công cho quân đội tại Việt Nam, Jordan, Nigeria và Ấn Độ.

(TNO) Từ ngày 24.3 cho đến ngày 16.4, thế giới đã chứng kiến một số vụ rơi máy bay trong quá trình huấn luyện phi công cho quân đội tại Việt Nam, Jordan, Nigeria và Ấn Độ.

Hai máy bay tiêm kích bom Su-22 của Việt Nam rơi ở Bình Thuận khi đang bay huấn luyện vào ngày 16.4 và vẫn chưa có báo cáo thương vong.
Máy bay tiêm kích bom Su -22M4 của Không quân Việt Nam tập luyện phóng tên lửa - Ảnh: Tấn Tú
Máy bay trực thăng Super Puma của quân đội Nigeria trong quá trình bay huấn luyện gặp sự cố đã rơi tại bang Lagos (Nigeria) vào ngày 10.4, nhưng không có người thiệt mạng, theo trang tin Nigerian Bulletin (Nigeria).
Ảnh minh họa một trực thăng Super Puma - Ảnh: Reuters
Vào ngày 6.4, máy bay huấn luyện Firefly T67 rơi ở khu vực huấn luyện phi công, cách thủ đô Amman của Jordan khoảng 70-90km về phía bắc, khiến 2 phi công của Không quân Jordan thiệt mạng, hãng tin AP (Mỹ) dẫn thông tin từ Quân đội Jordan.
Máy bay huấn luyện Firefly T67 - Ảnh chụp màn hình video trên YouTube
Trước đó, vào ngày 24.3, một máy trinh sát Dornier của Hải quân Ấn Độ rơi xuống vùng biển ngoài khơi bang Goa phía tây Ấn Độ trong quá trình bay huấn luyện tầm thấp, khiến 2 trong số 3 người trên máy bay thiệt mạng.
Một máy trinh sát Dornier của Ấn Độ - Ảnh: Reuters
Máy bay tiêm kích/ném bom Su-22 được phát triển từ nền tảng máy bay Su-17 của Liên Xô được thiết kế để thực hiện những chuyến bay tốc độ cao tầm thấp. Su-22 phục vụ thời gian dài trong quân đội Liên Xô và Nga. Trên 1.000 máy bay Su-22 được sản xuất và xuất khẩu cho 22 nước trên thế giới.
Vào năm 2004, Việt Nam được cho là mua từ 4 tới 10 máy bay Su-22M4 từ Cộng hòa Séc, sau đó Việt Nam đạt thỏa thuận với Ukraine nâng cấp các máy bay này để có thể mang được tên lửa diệt hạm, theo một tài liệu nghiên cứu về nền quốc phòng Việt Nam của giáo sư Úc Carlyle A. Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc ở thủ đô Canberra (Úc), năm 2009. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.