Những tác hại cần lưu ý khi bọc răng sứ

05/03/2020 08:00 GMT+7

Viêm nướu, hôi miệng, lệch khớp cắn hay đen nướu,… có thể xảy ra khi bọc răng sứ.

Bọc răng sứ là phương pháp ưu việt giúp cải thiện hình dáng và màu sắc của răng. Đây là giải pháp duy nhất cho những trường hợp nhiễm tetracycline hay fluor độ 3 độ 4. Do đó, bọc răng sứ hiện là dịch vụ nha được nhiều người chọn lựa.
Tuy nhiên trên thực tế xuất hiện những trường hợp gây hoang mang như: bong mão sứ khi đang ăn, bị viêm nướu, hôi miệng,… Cùng gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Đắc Minh - bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt tại Nha khoa Flora để tìm hiểu về những tác hại khi bọc răng sứ và giải pháp khắc phục.
Bọc răng sứ có thể cải thiện nhiều khuyết điểm về răng

Bọc răng sứ có thể cải thiện nhiều khuyết điểm về răng

Bong mão sứ khi hoạt động ăn nhai

Mão sứ là “lớp áo” bọc bên ngoài răng thật của bạn. Bong mão sứ trong khi đang ăn nhai gây nhiều nguy hiểm như:
• Ảnh hưởng cùi răng thật khi không còn lớp bảo vệ.
• Gây sứt mẻ, tổn thương những răng khác khi cắn phải vật cứng.
• Nuốt trôi mão sứ vào dạ dày.
• Làm mất tự tin khi giao tiếp.
Bong mão sứ thường do 3 nguyên nhân chính:
• Do cement (lớp xi măng gắn cùi răng thật và mão sứ): sử dụng cement quá ít hay loại cement không phù hợp với vật liệu sứ.
• Do cùi răng không lưu giữ cơ học hoặc mão sứ không khít với răng bởi lỗi kỹ thuật.
• Do va chạm quá mạnh trong quá trình ăn nhai.
Nguyễn Văn Tuân khắc phục tình trạng bong mão sứ tại Nha khoa Flora

Nguyễn Văn Tuân khắc phục tình trạng bong mão sứ tại Nha khoa Flora

Viêm nướu, hôi miệng

Viêm nướu, hôi miệng là tình trạng xuất hiện khi răng miệng của bạn bị vi khuẩn xâm nhập trong một khoảng thời gian nhất định trước đó. Vi khuẩn này được hình thành trong quá trình ăn uống, thức ăn bị lưu lại quanh răng, bị vôi hóa thành vôi răng. Vôi răng lâu không lấy gây viêm nhiễm, tạo mùi hơi thở nặng.
Khi bọc răng sứ, mão sứ không khít với cùi răng tạo những khoảng trống, vôi răng sẽ xâm nhập vào. Trường hợp này khó cải thiện bằng cạo vôi thông thường mà cần tháo mão sứ, vệ sinh và bọc lại.

Lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn xuất hiện khi mão sứ lên lớp mới lệch với lớp sinh lý cũ hoặc lên khớp mão sứ không đúng, không cân đối. Lệch khớp cắn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và hoạt động răng miệng của bạn như:
• Đau, ê buốt khiến không ăn nhai được.
• Tổn thương tới nướu, gây chảy máu, viêm nhiễm.
• Ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt nếu không khắc phục.
Đen nướu gây mất thẩm mỹ
Có 2 loại răng sứ phổ biến nhất là răng sứ kim loại (Titan) và răng sứ toàn sứ (răng toàn sứ). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đen nướu là do răng sứ kim loại.
Sau khoảng 3-5 năm, những hợp kim từ răng sứ kim loại gây nên tình trạng bị đen ở những vùng nướu bao quanh chân răng. Những vùng nướu bị đen này chỉ có thể cắt bỏ bớt một phần, không thể làm mất hoàn toàn. Đây không phải là triệu chứng bệnh, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe tuy nhiên lại gây mất thẩm mỹ. Do đó mà thông thường, người ta chỉ dùng loại này khi bọc răng hàm - những răng không đòi hỏi cao về thẩm mỹ.

Làm thế nào để tránh những tác hại trên?

Những tác hại của bọc răng sứ đều bắt nguồn từ 2 nguyên nhân chính: chất lượng dịch vụ và tay nghề của bác sĩ thực hiện. Để không gặp phải những tác hại này, bạn cần:
• Nắm được tình trạng răng miệng của bản thân.
• Tìm hiểu kỹ về bọc răng sứ.
• Lựa chọn địa chỉ nha khoa tin cậy, uy tín.
• Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.
Bọc răng sứ dù là kim loại hay toàn sứ đều mang lại lợi ích về sức khỏe răng miệng cho bạn. Tuy nhiên nó phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ nha khoa để tránh những trường hợp ảnh hưởng không tốt trong quá trình thực hiện. Do vậy, bác sĩ Nguyễn Đắc Minh mong rằng bạn sẽ chọn lựa thật kỹ trước khi quyết định thực hiện làm răng sứ, để không tiền mất - tật mang bạn nhé!
Xin cảm ơn bác sĩ Nguyễn Đắc Minh - bác sĩ chuyên môn tại Nha khoa Flora (www.nhakhoaflora.com) đã chia sẻ những thông tin bổ ích!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.