Những tác động từ việc Microsoft mua lại Activision Blizzard đối với eSports

25/01/2022 12:06 GMT+7

Với việc Microsoft mua lại Activision Blizzard gần đây, các game thủ đã bày tỏ lo ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của eSports .

Theo một thông tin gây sốc mới đây, Microsoft đạt thoả thuận mua lại Activision Blizzard, một trong những công ty game lớn nhất. Thương vụ mua lại này trị giá 70 tỷ USD và nếu được hoàn tất sẽ đưa Microsoft trở thành công ty game lớn thứ ba trên thế giới chỉ sau Sony và Tencent. Các nhà kinh tế đã quan ngại về việc liệu thương vụ này có thể xúc tác cho việc hình thành các công ty game độc quyền hay không. Tuy nhiên, đối với các game thủ mối quan tâm của họ là tương lai của nhiều tựa game của Activision Blizzard.

Một phần của ngành game có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi việc Microsoft mua lại Activision Blizzard là eSports. Cả OverwatchCall of Duty đều là những game của Activision Blizzard nổi bật trong lĩnh vực eSports. Mặc dù việc bơm tiền từ Microsoft có thể phục vụ tốt cho các tựa game này nhưng một số game thủ lo ngại rằng tính độc quyền có thể hạn chế một số nhóm game thủ tham gia.

Các giải đấu The Overwatch League và Call of Duty League

Activision Blizzard đã tổ chức nhiều giải đấu eSports chuyên nghiệp cho các tựa game như Hearthstone Grandmasters và World of Warcraft Arena World Championship. Hai giải đấu luôn thu hút mọi ánh nhìn là Overwatch League và Call of Duty League.

Overwatch League, còn được gọi là OWL với hàng triệu giải thưởng dành cho những người chơi giỏi nhất. Các đội trên khắp thế giới thi đấu và có kế hoạch mở rộng giải đấu với các đội từ nhiều khu vực toàn cầu hơn. Call of Duty League được hình thành sau Overwatch League và có một mô hình tương tự. Các trận đấu ở Mỹ nhận được nhiều sự chú ý nhất, mặc dù Call of Duty League cũng được tổ chức ở Canada, Pháp và Vương quốc Anh. Giải đấu đã thành công tốt đẹp với sự kiện năm 2021 mang về 1,3 triệu người xem.

Microsoft có thể tài trợ tiền

Việc mua lại có thể là một may mắn cho các giải đấu esports của Activision Blizzard, vốn đã phải đối mặt với thời gian khó khăn kể từ khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc tổ chức các sự kiện trực tiếp. Do đó, vào năm 2020 và 2021 Call of Duty League đã hủy bỏ tất cả các sự kiện trực tiếp và tổ chức các trận đấu trực tuyến, và điều tương tự cũng được thực hiện đối với Overwatch League. Thật không may, đây không phải là trở ngại duy nhất mà các giải đấu này phải đối mặt.

Trong những năm gần đây, danh tiếng của Activision Blizzard đã bị hoen ố do những bê bối trong văn hoá làm việc tại công ty kéo theo những vụ kiện pháp lý. Với việc mua lại, Activision Blizzard có thể bắt đầu bù đắp cho những tổn thất đã trải qua từ việc hủy các sự kiện trực tiếp trong hai năm. Dòng tiền đầu tư từ Microsoft cũng có thể giúp cải thiện giải đấu về nhiều mặt. Ban lãnh đạo của Microsoft cũng có thể hỗ trợ với nhiệm vụ khó khăn là phục hồi môi trường làm việc của Activision Blizzard và biến nó thành một nơi bình đẳng và an toàn hơn cho phụ nữ. Đổi lại, điều này sẽ cải thiện quan điểm của công chúng về Activision Blizzard và các giải đấu của nó, và giúp kiếm được nhiều tài trợ hơn và sự quan tâm của công chúng.

Các game eSports có thể trở thành độc quyền không?

Mặc dù có một số mặt tích cực cần xem xét, nhưng việc mua lại này khiến một số game thủ lo ngại rằng các tựa game nổi bật trong nền eSports sẽ trở thành độc quyền, hạn chế số lượng trò chơi có thể tham gia. Có bằng chứng cho thấy đây có thể là tương lai có thể dự đoán được khi Microsoft mua lại Bethesda, các trò chơi của studio này đã trở thành độc quyền của PC và Xbox. Do đó, các tựa game đa nền tảng chẳng hạn như Hellblade có phần tiếp theo sẽ không phát hành trên PlayStation và Nintendo. Do đó, với sự hợp nhất này có thể người chơi sẽ bị giới hạn ở Xbox và PC nếu họ muốn chơi Call of Duty và Overwatch.

Phil Spencer - Giám đốc điều hành game của Microsoft đã từng tuyên bố không có ý định kéo cộng đồng Activision Blizzard ra khỏi nền tảng của Sony. Tuy nhiên, không có gì hứa hẹn rằng các tựa game như Call of Duty và Overwatch sẽ không trở thành độc quyền, nhưng vẫn có khả năng họ phải đối mặt với số phận tương tự như Hellblade 2.

eSports là một lĩnh vực game còn non trẻ và hiện còn đang trong quá trình vật lộn để giành được sự chấp nhận và chú ý của cộng đồng. Với việc mua lại, các khoản tài trợ của Microsoft có thể thúc đẩy và khiến eSports trở nên phổ biến. Tuy nhiên, cũng có thể có một số nhược điểm nếu như các tự game này bị áp dụng độc quyền.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.