Những phụ nữ tình nguyện truyền hơi ấm 'mẹ con' cho trẻ sinh non bị bỏ rơi

Phan Diệp
Phan Diệp
20/10/2023 12:06 GMT+7

Chị Ngô Thủy (36 tuổi) và những người bạn, tình nguyện đến ấp các bé bằng phương pháp kangaroo, truyền hơi ấm tình thương mẹ con, mong giúp bé cải thiện sức khỏe.

Những đứa trẻ sinh non bị bỏ rơi từ khi lọt lòng được mái ấm mang về cưu mang và được những người phụ nữ tốt bụng đến "ủ ấm" tình mẹ con.

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 1.

8 giờ 30, chị Ngô Thủy (36 tuổi, ở Q. Bình Thạnh, áo vàng) cùng 2 người mẹ khác có mặt ở Cơ sở Bảo trợ trẻ em Thiên Thần (TP. Thủ Đức) để ấp 3 em bé sinh non bị bỏ rơi bằng phương pháp kangaroo. Nhìn hình ảnh dễ thương này, chắc ai cũng nghĩ họ là mẹ con của nhau. "Phương pháp này giúp ổn định hô hấp, nhịp tim, hệ tiêu hóa... cải thiện sức khỏe trẻ sinh non", chị Ngô Thủy, người có 7 năm kinh nghiệm trong nghề hướng dẫn mẹ bỉm sữa chăm sóc con ở TP.HCM cho biết.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Phương pháp ấp kangaroo được thực hiện bằng cách đặt trẻ sinh non nằm sấp, tiếp xúc da kề da trên ngực người chăm sóc. Khi thực hiện phương pháp này, cơ thể người chăm sóc và tấm vải trùm bên ngoài trở thành chiếc lồng ấp tự nhiên, có thể duy trì tối đa 24/24 giờ, cho đến khi trẻ được khoảng 40 tuần thai giống trong bụng mẹ.

Phan Diệp

CLIP: Một buổi ấp các bé sinh non bị bỏ rơi của các mẹ tình nguyện viên ở mái ấm Thiên Thần.

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 2.

Chị Ái Vy (41 tuổi) làm nghề buôn bán ở căn tin hồ bơi. Chị được nghỉ vào thứ năm hàng tuần nên khi vừa biết mái ấm cần tình nguyện viên ấp kangaroo chị đã đến ngay. "Tuy 3 đứa con của tôi đều sinh đủ tháng nhưng tôi biết tầm quan trọng của việc cho trẻ da kề da với mẹ. Những em bé sinh non và bị bỏ rơi thì lại càng cần hơi ấm tình thương", chị Vy chia sẻ. Trong hình, chị Vy vừa ấp một bé sinh non, vừa dỗ một bé khác giật mình bật khóc trong khi ngủ.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 4.

Mẹ bỉm sữa Lê Bảo Ngọc (33 tuổi) đang dỗ bé sinh non bị hoại tử một đoạn ruột vừa phẫu thuật ở Bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện đang dùng hậu môn giả. "Hôm nay là buổi thứ 2 tôi đến ấp các bé, tranh thủ lúc con đi nhà trẻ và tôi thì chưa đi làm lại", người mẹ ở đường Phạm Thế Hiển, Q.8, cách mái ấm gần 30 km chia sẻ, sáng 19.10.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 6.

Chị Vy chia sẻ, tuy chỉ mới ấp các bé buổi đầu tiên nhưng khi da kề da, chị có cảm giác như đang ôm ấp những đứa con ruột của mình.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 5.

Chị Ngô Thủy có duyên biết đến mái ấm Thiên Thần và là người thường xuyên xin sữa mẹ, đồ dùng sơ sinh cho các bé khoảng 2 năm nay. Đợt này mái ấm tiếp nhận một lúc 3 bé bị bỏ rơi sinh non nên chị nảy ra ý tưởng kêu gọi các tình nguyện viên đến ấp kangaroo cho các bé. "Sau 5 ngày kêu gọi, đã có 5 mẹ thay nhau đến ấp các con", chị Ngô Thủy chia sẻ.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 8.

Chị Thủy hướng dẫn chị Vy sử dụng tấm vải choàng bên ngoài được mua ở bệnh viện để ấp kangaroo cho các bé. Tùy vào thời gian rảnh của các mẹ tình nguyện viên mà có thể đến ấp trẻ từ vài tiếng đến hơn 1 buổi.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 6.

Tranh thủ lúc các bé thức giấc, các mẹ sẽ cho bú sữa, thay tã hoặc massage. "Những đứa trẻ sinh non đã thiệt thòi, việc chiến đấu để sinh tồn cũng đã là quá mạnh mẽ, huống hồ các bé ở mái ấm lại còn bị ba mẹ ruột bỏ rơi", chị Ái Vy xúc động nói.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 7.

3 đứa trẻ sinh non mái ấm Thiên Thần đang chăm sóc chào đời từ tuần thứ 32 - tuần thứ 35 của thai kỳ, lúc mới nhận về chỉ nặng hơn 1 kg. Sau khoảng 2 tháng, các em hiện đã nặng được hơn 2 kg, được ông Bùi Công Hiệp (63 tuổi) - "ông bố" của hơn 100 đứa trẻ mồ côi tại mái ấm đặt cho những cái tên rất đẹp: Kim Bối, Kim Diệu, Kim Bích.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 8.

Giữa trưa, một người mẹ khác ở Q.7 cũng đến mái ấm, phụ thêm cho chị Vy, chị Ngọc ấp các bé.

Phan Diệp

Những người mẹ tình nguyện truyền hơi ấm cho trẻ sinh non bị bỏ rơi - Ảnh 9.

Trong khi chị Vy 1 tuần sau mới quay lại thì chị Ngọc cũng chỉ có thể ấp các bé đến hết tuần này. Vì thế, chị Thủy hy vọng sẽ có các mẹ khác thay nhau đến ấp thêm vài tuần nữa để sức khỏe của các con được cải thiện, cảm nhận được hơi ấm tình thương như những đứa trẻ bình thường khác.

Phan Diệp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.