Những người âm thầm gieo chữ

16/11/2015 11:39 GMT+7

Lặng lẽ giữa cuộc sống đô thị đầy náo nhiệt, tại nhiều lớp học không tên có những người âm thành gieo chữ cho từng học trò nhỏ của mình.

Lặng lẽ giữa cuộc sống đô thị đầy náo nhiệt, tại nhiều lớp học không tên có những người âm thành gieo chữ cho từng học trò nhỏ của mình.

Gieo chữ bên hiên trại phong
Lớp học của cô Lê Thị Hoàng được dựng tạm bên hiên trại phong Bến Sắn -  Ảnh: Huy AnhLớp học của cô Lê Thị Hoàng được dựng tạm bên hiên trại phong Bến Sắn -  Ảnh: Huy Anh

Đó là lớp học tại trại phong Bến Sắn (P.Khánh Bình, TX.Tân Uyên, Bình Dương) của cô Lê Thị Hoàng (53 tuổi). Cách đây hơn 30 năm, khi đang là giáo viên tại một nông trường cao su tại Long Thành (Đồng Nai), cô Hoàng không may mắc phải căn bệnh viêm tủy. Đến khi bệnh nặng, tay không cầm nổi viên phấn cô đành xa đám trẻ về trại phong Bến Săn để điều trị. Những ngày sống tại trại phong, cô xót xa khi nhìn hàng chục những đứa trẻ là con bệnh nhân sống tại đây không có điều kiện đến trường. Cô Hoàng chia sẻ: “Phần vì thủ tục, phần vì đường xa nhưng chủ yếu là bệnh phong vẫn chưa được mọi người hiểu đúng nên thường xa lánh, ngại tiếp xúc. Nhiều đứa trẻ tại đây dù không mắc bệnh phong nhưng chỉ là người sống trong trại phong nên khó có điều kiện đến trường như những đứa trẻ bình thường”.
Vậy là, cô Hoàng cố gắng tập luyện để bản thân mình có thể khỏe lại. Rồi cái ngày tay cầm được viên phấn cũng đến. Cô đến xin ban giám đốc trại phong cho mở lớp dạy học cho những đứa trẻ tại đây. Từ năm 1998 đến nay, trải qua 17 năm gieo chữ tại trại phong, cô Hoàng đã dạy chữ cho hơn 300 học trò, có 3 em đã học đại học. “Hạnh phúc lớn nhất của tôi là được chăm sóc lớp học này, được chia sẻ với các em những vui buồn, được thấy các em trưởng thành và làm công dân tốt”, cô Hoàng tâm sự.
Lớp học tình thương trong miếu Bà
Còn lớp học tình thương của cô Nguyễn Thị Ngọc (34 tuổi, KP.1B, P.An Phú, TX.Thuận An) thì gieo chữ cho những đứa trẻ sau một ngày theo ba mẹ buôn gánh bán bưng, bán vé số, lượm ve chai. Có lẽ gánh nặng mưu sinh đã lấy hết vẻ hồn nhiên trên gương mặt tuổi đời còn rất nhỏ. Tuy nhiên, thấy có khách đến lớp, các em chào hỏi lễ phép, ngồi ngay ngắn nghe giảng bài. Đó cũng chính nhờ tâm sức của các thầy cô tại đây, điển hình là cô Ngọc.
Lớp học tình thường của cô Nguyễn Thị Ngọc - Ảnh: Huy AnhLớp học tình thường của cô Nguyễn Thị Ngọc - Ảnh: Huy Anh
Bảy năm trước, trong một lần dạy con học bài, cô Ngọc thấy bóng dáng một số trẻ em trong khu nhà trọ mình đứng ngó người cửa sổ. Bằng nỗi niềm của người mẹ, cô gọi đám trẻ vào học chung nhưng đứa trẻ này không được đến trường đều nên việc nhận mặt con chữ cũng quên. “Tự nhiên, lòng tôi thắt lại và tôi quyết định kêu gọi tất cả số trẻ ở trong khu phố không được đi học đến để dạy. Dần dần, trẻ nhỏ ở các phường khác cũng kéo đến học. Thiếu chỗ ngồi, tôi phá luôn mấy phòng trọ cho các em có chỗ học”, chi Ngọc xúc động nói.
Còn tại KP.Bình Thung, P.Bình An (TX.Dĩ An), điểm giáp ranh giữa Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM nên người lao động các nơi tập trung khá đông, họ sống trong những khu nhà trọ lụp xụp và những đứa trẻ thì không được đến lớp. Thế rồi, hơn 50 học trò tại lớp học tình thương trong miếu Bà ấp Thượng của anh Nguyễn Văn Bình được hình thành. Những học sinh quần đùi, áo nhàu nhĩ, dép rách, túi ni lông đựng tập vở… cặm cụi tìm con chữ. Anh Bình nói: “Nhìn thế thôi chứ các em tiếp thu nhanh lắm. Nên tôi và các bạn tình nguyện viên của lớp dù có khó khăn thế nào cũng không bao giờ bỏ lớp. Tiếc là chúng tôi không thể cho các em một tấm bằng chính quy được. Vì thế, mong xã hội mở rộng vòng tay, tạo điều kiện giúp đỡ các em, để tương lai của các em được rộng mở khi việc học không bị đứt đoạn”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.