Những cơ hội nghề nghiệp tiềm năng trong ngành eSport

05/08/2020 09:07 GMT+7

eSport còn được gọi là thể thao điện tử là những game mang tính chất cạnh tranh giữa người với người diễn ra trực tuyến, thường áp dụng trên các nền tảng PC và các loại máy chơi game tay cầm. Game thủ tham gia vào các giải đấu theo hình thức cá nhân hoặc theo đội không giới hạn mức độ chuyên nghiệp hay nghiệp dư.

Trong những năm qua, eSport đã trưởng đáng kể trên toàn thế giới do sự quan tâm của cộng đồng đối với game ngày càng tăng. Trong năm 2017, tổng số khán giả xem eSport là khoảng 335 triệu người, dự kiến đến năm 2021 có thể có tổng khán giả eSport tăng lên khoảng 557 triệu người.
Những game thủ chuyên nghiệp kiếm được thu nhập cao đáng kể từ tiền lương và tiền thưởng giải đấu. Những nghề nghiệp như thế này đã mở ra cơ hội cho những người có kỹ năng phù hợp để đảm nhận công việc trong ngành công nghiệp eSport đang phát triển này và theo đuổi sự nghiệp về lâu về dài.
Do eSport là một hoạt động thú vị đòi hỏi những kỹ năng và thao tác đòi hỏi kiến thức nhất định về việc sử dụng các thiết bị công nghệ nên đa phần những người tham gia là giới trẻ. Hiệp hội eSport Anh có một số thông tin tuyệt vời cho những ai đang muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này, vì trở thành một game thủ eSport chuyên nghiệp không phải là hướng đi duy nhất trong ngành. Dưới dây là một số nghề nghiệp mà những người yêu thích eSport có thể cân nhắc:

1. Game thủ chuyên nghiệp

Game thủ eSport chuyên nghiệp là những vận động viên giỏi và việc chơi eSport trở thành một phần thiết yếu trong thói quen hàng ngày của họ và sẽ cần một thời gian luyện tập dài để trở thành game thủ chuyên nghiệp. Họ thường tham gia vào một đội cụ thể để có thể thi đấu ở nhiều giải đấu khác nhau để kiếm tiền thưởng. Những người chơi ở cấp độ nghiệp dư nếu đủ tập trung và kiên nhẫn có thể được tham gia vào giải đấu chuyên nghiệp sau rất nhiều cống hiến và luyện tập chăm chỉ. Các game thủ hàng đầu kiếm được mức lương rất cao bên cạnh các hợp đồng tài trợ và tiền thưởng.

2. Huấn luyện viên

Vai trò của huấn luyện viên trong eSport cũng giống như trong các môn thể thao đồng đội truyền thống là đào tạo các thành viên của đội. Mục tiêu là xác định điểm mạnh và điểm yếu của từng thành viên trong nhóm và phát triển những thế mạnh trong họ. Ngoài ra, huấn luyện viên phải đảm bảo rằng đội chiến thắng càng nhiều giải đấu càng tốt. Để làm được điều này đòi hỏi huấn luyện viên phải phân tích các đối thủ và lên chiến lược để đạt được chiến thắng cho đội.
Để thành công, một huấn luyện viên phải hiểu các quy tắc và độ phức tạp của game và có thể chơi game ở một mức độ nào đó. Mặc dù không có bằng cấp cụ thể nào cho vai trò này, một huấn luyện viên phải có kiến thức chuyên sâu về trò chơi và khả năng truyền đạt kiến thức này cho các tuyển thủ. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất cần thiết. Để được tuyển dụng, các huấn luyện viên tương lai phải chứng minh rằng họ có các kỹ năng phù hợp và tốt hơn so với các ứng viên cạnh tranh.

3. Nhà môi giới hoặc công ty quản lý

Một số game thủ chuyên nghiệp hợp tác với các nhà môi giới để đàm phán hợp đồng và thỏa thuận tài trợ của họ. Về cơ bản, các nhà môi giới hoặc công ty quản lý đại diện cho game thủ và đảm bảo rằng các điều khoản là vì lợi ích tốt nhất cho khách hàng của họ. Do đó, những nhà môi giới hoặc công ty quản lý cần phải có kỹ năng đàm phán mạnh mẽ và có nhiều mối quan hệ trong ngành.

4. Phóng viên

Nếu bạn quan tâm đến việc viết về những tin tức Dota 2 mới nhất, các giải đấu eSport hoặc những thông tin mới trong ngành thì báo chí eSport có thể là một con đường sự nghiệp lý tưởng cho bạn. Vai trò của một phóng viên trong bất kỳ ngành nào là thu thập và phân tích thông tin để tạo ra nội dung hấp dẫn cho độc giả.
Để trở thành một phóng viên trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn thường cần phải theo học các trường cao đẳng và đại học chuyên ngành báo chí hoặc sản xuất video và bạn cần có được một số kinh nghiệm trước khi có thể làm việc toàn thời gian trong một công ty về tin tức. Một số người chọn làm việc toàn thời gian và những người thích tự do hơn có thể chọn làm phóng viên tự do và đăng thông tin lên các trang web, blog riêng hoặc trên nhiều nền tảng khác nhau.

5. Quan hệ công chúng

Ngành eSport cần các vị trí về quan hệ công chúng (PR) để giúp quảng bá và gia tăng lượng người hâm mộ đồng thời quản lý thông tin đưa đến công chúng. Một người làm quan hệ công chúng giỏi cần phải có một nền tảng kiến thức chuyên môn chính quy.

6. Tổ chức sự kiện

Người tổ chức sự kiện có trách nhiệm tổ chức các sự kiện và giải đấu eSport và cần thu hút được lượng người xem nhất định. Để làm tốt loại công việc này đòi hỏi kỹ năng tổ chức tốt và khả năng đa nhiệm.
Theo bạn cơ hội nghề nghiệp nào là tiềm năng trong ngành eSport hiện nay, hãy chia sẻ tại phần bình luận nhé!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.