Những câu hỏi quan trọng về bệnh gút

15/07/2015 15:03 GMT+7

(TNO) Người bị bệnh gút tại Việt Nam đang ngày một nhiều hơn và trẻ hơn. Dưới đây là ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ Đại Phi Vân - khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Triều An (TP.HCM).

(TNO) Người bị bệnh gút tại Việt Nam đang ngày một nhiều hơn và trẻ hơn. Dưới đây là ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ Đại Phi Vân - khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Triều An (TP.HCM).

Người bị bệnh gút tại Việt Nam đang ngày một nhiều hơn và trẻ hơn - Ảnh minh họa: Shutterstock
1. Làm sao biết mình bị bệnh gút?
Bệnh nhân gút thường cảm thấy sưng, nóng đỏ, đau một khớp, thường khớp đốt chân cái. Khoảng 85% trường hợp cơn đau về đêm, đau cấp, đau dữ dội, ngoài ra có thể có cơn đau viêm đốt bàn tay, cổ tay hay khuỷu tay.
2. Nghi bị bệnh, đi khám ở đâu?
Khi còn đau ở khớp, bạn nên đến khám các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được xét nghiệm và định bệnh chính xác, như xét nghiệm máu tổng quát, nước tiểu và chức năng thận, lấy dịch khớp để tìm tinh thể urate và phân biệt các bệnh lý lắng đọng các tinh thể.
Bệnh nhân gút cần lưu ý điều gì?
Thực hiện chế độ giảm cân với chế độ ăn ít calo và tập thể dục đều đặn.
Giảm bia rượu
Điều trị các bệnh lý đi kèm
Giảm các chất béo bão hòa, mỡ, đường, chất bột, tăng cường rau cải
Giảm các loại hải sản, các loại ốc
Giảm các loại rượu bia (trừ rượu vang).
3. Đâu là nguyên nhân của bệnh gút?
Bệnh gút là bệnh được biết từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng mãi đến giữa thế kỷ thứ 20 thì loài người mới hệ thống hóa về cơ chế bệnh sinh và điều trị. Bệnh gút do thoái hóa chất purine có trong thức ăn thành a xít uric, thành monosodium urate lắng đọng trong dịch khớp gây viêm khớp cấp cấp tính và đau. Uống nhiều bia là một nguyên nhân gây nên cơn gút cấp vì bia tăng thoái biến chất ATP đồng thời giảm đào thải chất urate ở thận tạo nên chất guanosine.
4. Bệnh gút thường kèm theo những hệ lụy nào?
Bệnh lý gút thường kèm theo một số bệnh khác như tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch hay các bệnh nội khoa khác như bệnh lý thận, các bệnh lý về tuyến giáp. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh trên có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại những di chứng nguy hiểm lâu dài.
5. Bệnh gút tấn công đối tượng nào?
Theo thống kê, tần suất bị bệnh là 5-28/1.000 đàn ông ở tuổi trung niên (lớn hơn 40 tuổi) và 1-6/1.000 ở phụ nữ sau mãn kinh. Hiện nay ở Việt Nam, bệnh gút có khuynh hướng trẻ hóa do chế độ ăn uống không hợp lý. Việt Nam là nước tiêu thụ nhiều bia trên thế giới với chế độ ăn nhiều hải sản, các loại ốc, thịt đỏ, cá hồi (thức ăn có nhiều chất purine) nên có nhiều người bị bệnh.
6. Bị gút, có thể chữa được không?
Bệnh gút không phải là bệnh nan y. Người bị bệnh gút có thể được chữa khỏi hẳn nếu kiên trì điều trị và thay đổi lối sống, đồng thời tích cực điều trị các bệnh kèm theo như béo phì, tăng huyết áp, các bệnh lý về thận, bệnh lý về tuyến giáp…
Bệnh có thể điều trị với điều kiện phải theo dõi lâu dài để tránh tạo các hạt tophi ở ngón chân, ngón tay (quá trình tạo tophi ít nhất là 10 năm từ khi cơn đau cấp đầu tiên) gây tàn phế và tử vong do các bệnh lý khác về nội khoa như tim mạch, suy thận…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.