Những bí mật đáng kinh ngạc về những thứ 'phá' giấc ngủ của bạn

Thiên Lan
Thiên Lan
21/03/2019 13:44 GMT+7

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, vậy phải làm gì khi bị thiếu ngủ?

Việc ngủ ngon thường gắn liền với việc không uống trà hoặc cà phê sau 5 giờ chiều, không ăn pho mát trước khi ngủ, và hoàn toàn không ăn mì gói trước khi ngủ. Lưu ý, ánh sáng xanh và nhiều thứ khác nữa cũng không tốt cho giấc ngủ.
Nhưng nếu bạn đã tuân theo tất cả các quy tắc trên mà vẫn thấy khó ngủ thì... tại sao?
Ngoài các thủ phạm hiển nhiên, còn có một số nguyên nhân không ngờ có thể ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng của giấc ngủ.
Còn rất nhiều bí mật về giấc ngủ mà bạn chưa biết. Vì vậy, ý kiến của các chuyên gia sẽ giúp chúng ta tìm ra những bí mật đáng kinh ngạc có thể cản trở giấc ngủ của bạn, theo Step To Health.

1. Bỏ bữa sáng

Bỏ ăn sáng là một nguyên nhân đáng ngạc nhiên của giấc ngủ kém, chuyên gia về giấc ngủ - bác sĩ Nerina Ramlakhan cho Silentnight (Anh), giải thích.
Bỏ ăn sáng sẽ gây ra rất nhiều hậu quả, bao gồm cả giấc ngủ không đồng bộ. Không ăn sáng khiến cho việc sử dụng năng lượng trong cơ thể bạn bị rối loạn suốt cả ngày.
Bằng cách ăn sáng, cơ thể có thể ổn định lượng đường trong máu trong khi kích hoạt bộ đếm thời gian sinh học trong cơ thể, cho phép nó tạo ra nhiều hoóc môn melatonin vào ban đêm.
Bác sĩ Nerina khuyên nên ăn bữa sáng giàu đạm trong vòng 30 phút sau khi thức dậy để giúp cơ thể sản xuất nhiều melatonin hơn vào ban đêm, giúp dễ ngủ hơn.
Nên ăn các loại thực phẩm như thịt gà, phô mai, đậu phụ, cá ngừ, trứng, các loại hạt, và sữa vì chúng sẽ giúp tăng các mức hoóc môn này.
Ngoài ra, hãy nhớ đặt mục tiêu uống 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế caffeine.

2. Lo lắng về việc không ngủ đủ giấc

Nguyên nhân của giấc ngủ kém chất lượng thường xuất phát từ việc lo lắng về số giờ bạn ngủ và lo lắng về hậu quả xảy ra khi bạn không ngủ đủ giấc theo quy định, Stephanie Romiszewski, chuyên gia về giấc ngủ của Anh giải thích.
Điều này làm tăng mức độ lo lắng, từ đó lại càng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Thực tế là ai cũng sẽ có lúc rất khó ngủ, thậm chí bị nhiều lần. Điều này thật ra khá bình thường. Bởi vì chỉ một đêm mất ngủ sẽ không gây hại cho bạn và cơ thể bạn sẽ hồi phục được.

3. Tắt báo thức và ‘nướng’ tiếp

Ai cũng muốn "nướng" thêm mười phút vào buổi sáng.
Nhưng tắt báo thức lúc này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn về sau. Thật ra tắt báo thức để ngủ thêm là không tốt, ông Romiszewski giải thích. Bạn sẽ chẳng ngủ thêm được bao nhiêu, trong khi lại cảm thấy buồn ngủ hơn. Vì vậy, hãy tập thói quen: Khi đã đến giờ dậy thì dậy ngay!
Sau một thời gian, cơ thể sẽ quen dần và bạn sẽ cảm thấy sảng khoái khi thức dậy.

4. Ngồi ở bàn làm việc cả ngày

Nếu bạn cứ ngồi một chỗ suốt ngày và không căng duỗi hợp lý hay vận động đủ, bạn sẽ bị đau nhức vào ban đêm, vậy thì làm sao bạn có thể ngủ ngon được, ông Romiszewski cho biết.
Hãy nhớ rằng việc vận động vào ban ngày cũng quan trọng như việc nghỉ ngơi vào ban đêm.
Hãy thử một số động tác căng duỗi trước khi ngủ và khi bạn thức dậy để giảm bớt sự khó chịu này.

5. Không đủ ánh sáng ban ngày

Ánh sáng là kẻ thù của giấc ngủ, nhưng với ánh sáng ban ngày thì ngược lại. Romiszewski khuyên: Hãy nhận thêm ánh sáng ban ngày!
Ánh sáng là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng nhất đến chu kỳ ngủ - thức và nâng cao tâm trạng.

6. Ngủ trưa sau 4 giờ chiều

Ngủ trưa sau 4 giờ chiều có thể kích thích giấc ngủ ban đêm. Ngủ trưa vào giờ này sẽ đánh cắp "nhiên liệu" cho giấc ngủ đêm, ông Romiszewski giải thích. Vì vậy, bạn cần phải từ bỏ giấc ngủ trưa muộn nếu bạn mong đợi được ngủ đủ 8 tiếng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.