Nhóm nghiên cứu Trung Quốc chế tạo thiết bị lén đặt chất nổ phá hoại vệ tinh

Văn Khoa
Văn Khoa
22/10/2021 19:30 GMT+7

Một nhóm nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc tiết lộ đã chế tạo một thiết bị tự động có thể đặt chất nổ bên trong vệ tinh của đối phương và gây ra vụ nổ có kiểm soát.

Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh đầu tiên vào năm 2007

Chụp Màn Hình SCMP

Tờ South China Morning Post (SCMP) tối 22.10 dẫn lời một nhóm nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc cho hay họ đã phát triển và thử nghiệm một thiết bị tự động chống vệ tinh, có thể đặt chất nổ bên trong ống phun của vệ tinh.

Tu nhiên, thay vì cho nổ tung vệ tinh của đối phương thành từng mảnh, chất nổ do thiết bị tự động cài đặt có thể gây ra vụ nổ có kiểm soát về thời gian, theo giáo sư Tôn Vân Trung thuộc Học viện kỹ thuật công nghiệp quốc phòng Hồ Nam ở thành phố Tương Đàm (Hồ Nam) viết trong một nghiên cứu được xuất bản trên chuyên san Electronic Technology & Software Engineering hồi tháng trước. Khi thiết bị được kích nổ, vụ nổ sẽ xảy ra một phần bên trong ống phun và dễ gây nhầm lẫn là do động cơ bị trục trặc, theo một nhà khoa học về không gian không tham gia dự án của ông Tôn, theo SCMP.

Thiết bị nổ tự gắn chặn mình vào điểm hẹp nhất của ống phun

Thiết bị mới nặng 3,5 kg, có thể ở bên trong ống phun của vệ tinh đối phương trong một thời gian mà không bị phát hiện. Nếu cần, quá trình có thể bị đảo ngược để tách thiết bị ra khỏi mục tiêu.

Tuy nhiên, SCMP không nói rõ bằng cách nào thiết bị này có thể tiếp cận vệ tinh của đối phương.

Quân đội Trung Quốc lâu nay cũng đã phát triển nhiều loại vũ khí triển khai từ mặt đất có thể vô hiệu hóa hoặc phá hủy một vệ tinh bay qua bằng tia laser. Tuy nhiên, những vũ khí này dễ bị phát hiện, nên nhóm của ông Tôn tìm cách khác để triệt hạ các vệ tinh mục tiêu.

Dự án nghiên cứu vũ khí mới nói trên được tài trợ bởi một kế hoạch của chính phủ Trung Quốc phát triển loại đầu đạn mới cho tên lửa, theo Electronic Technology & Software Engineering.

Trung Quốc đã tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh đầu tiên vào năm 2007, phá hủy một vệ tinh thời tiết không còn được sử dụng bằng một tên lửa, gây ra sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về số mảnh vỡ không gian mà nó tạo ra.

Ấn Độ bắn hạ vệ tinh không gian, gây quan ngại vũ khí hóa vũ trụ

Mỹ và Liên Xô từng thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm tương tự trong Chiến tranh lạnh, nhưng những cuộc thử nghiệm này dừng lại sau thập niên 1980 vì các mảnh vỡ đẩy những tài sản không gian có giá trị và phi hành gia gặp rủi ro.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.