Nhờ thụ tinh nhân tạo, cá sấu thuộc diện nguy cấp sinh con

23/05/2021 10:27 GMT+7

Tháng 2 vừa qua, một cặp cá sấu Trung Mỹ thuộc loài động vật nguy cấp đã được sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại một vườn thú ở thủ đô Lima, Peru.

Một vườn thú tại thủ đô Lima (Peru) hào hứng giới thiệu đến công chúng hai con cá sấu con Trung Mỹ vừa được sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo vào tháng 2 vừa qua.
Nhân viên vườn thú Huachipa cho biết, hai con cá sấu 3 tháng 10 ngày tuổi đều đang khoẻ mạnh.
Anh Jose Flores, người điều hành Phòng động vật bò sát tại sở thú Huachipa chia sẻ: “Loài động vật này hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Quần thể của chúng trong tự nhiên đã bị giảm sút do môi trường sống tự nhiên bị ô nhiễm. Mỗi lượt tái sinh sản tại vườn thú cũng là một thành công trong việc bảo tồn.”

Cá sấu Trung Mỹ hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Chụp màn hình Orlando Weekly

Trứng cá sấu được ấp trong 90 ngày, và chỉ có 2 quả duy nhất sống sót trong tổng số 24 quả trứng. Vẫn còn rất sớm để xác định giới tính của cặp cá sấu trên.
Chia sẻ về cặp cá sấu con này, anh Jose Flores cho biết: “Khi mới sinh, một con thì nặng khoảng 35 gam, và con còn lại thì nặng 40 gam. Hiện tại thì chúng đã được 3 tháng 10 ngày tuổi, mỗi con đều đã tăng 70 gam. Khi mới sinh thì chúng cũng chỉ dài 17 cm và đến ngày hôm nay thì đã tăng lên được 26 cm rồi. Như vậy, chúng đang phát triển rất tốt.”
Sinh sống tại Mexico, Venezuela, Peru, Ecuador và Mỹ, cá sấu Trung Mỹ là loài bò sát có thể có độ dài lên đến gần 5 mét. Chúng nhút nhát, sống ẩn dật, và kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, theo các chuyên gia.
Loài cá sấu này vẫn đang bị xếp vào những loài có nguy cơ tuyệt chủng, mặc dù số lượng đã tăng trở lại ở một số nơi như phía nam bang Florida (Mỹ).
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.