Nhiều tổ chức tài chính đặt niềm tin vào chiến lược offline-to-online của Masan

08/07/2021 11:45 GMT+7

Credit Suisse, HSC, Mirae Asset… đã liên tục nâng giá mục tiêu của MSN cao hơn so với giá trị thị trường. Điều này phản ánh niềm tin của các tổ chức tài chính vào triển vọng tăng giá của MSN.

Alibaba, Amazon của Việt Nam?

Ngày 1.7, CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) công bố việc mua lại cổ phần của CTCP The CrownX (TCX) từ các cổ đông thiểu số. Theo đó, tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp của MSN tại TCX tăng lên mức 84,9%.
Trước đó 2 tuần, Masan đã hoàn tất phát hành 5,5% cổ phần mới của TCX cho nhóm các nhà đầu tư chiến lược, trong đó bao gồm Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia, thu về lượng tiền mặt 400 triệu USD trong một giao dịch mà TCX được định giá ở mức 7,3 tỷ USD. Giao dịch này củng cố tầm nhìn của các cổ đông về tiềm năng xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ ứng dụng công nghệ đầu tiên của Việt Nam, đồng thời mở rộng phạm vi phục vụ người tiêu dùng trên toàn quốc.
Trong khuôn khổ của giao dịch, The CrownX sẽ hợp tác với Lazada để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của công ty, tăng tốc phát triển thị trường bán lẻ tích hợp từ offline đến online tại Việt Nam. Hai bên sẽ cùng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm để thúc đẩy nhu yếu phẩm trở thành ngành hàng chủ chốt của thương mại điện tử. Đồng thời, phát triển tính năng cung ứng hàng hóa cho các đơn hàng online tại các điểm bán offline của VinCommerce (VCM).
Đặt hàng online và dịch vụ đi chợ hộ của VinMart tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua

Đặt hàng online và dịch vụ đi chợ hộ của VinMart tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua

Masan liên tục thực hiện các bước đi chiến lược để tăng tốc nền tảng Point of Life - phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng từ nhu yếu phẩm (như thực phẩm, đồ uống), đến các dịch vụ tài chính (thanh toán, mở thẻ tín dụng, đầu tư…) thông qua liên kết với đối tác là ngân hàng Techcombank (TCB) và xa hơn là các nhu cầu khác (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí).
Vào ngày 24.5, The Sherpa - một công ty thành viên của Masan Group và nắm quyền chi phối tại TCX đã ký kết thỏa thuận chi 15 triệu USD mua lại 20% vốn tại CTCP Phúc Long Heriage, chủ thương hiệu Phúc Long. Theo đó, Masan hợp tác chiến lược với Phúc Long với mô hình kiosk Phúc Long tại cửa hàng VinMart+. Tính đến cuối tháng 6.2021, có 50 cửa hàng VinMart+ thí điểm kiosk Phúc Long đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tính đến cuối năm 2021 sẽ có 1.100 cửa hàng VinMart+ tích hợp mô hình kiosk Phúc Long.
Masan sở hữu nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng được ưa chuộng

Dự kiến đến cuối năm 2021, sẽ có 1.100 cửa hàng VinMart+ tích hợp mô hình kiosk Phúc Long

Tiềm năng lớn từ chuỗi bán lẻ thúc đẩy triển vọng tăng giá cổ phiếu MSN

Tổng Giám đốc Masan Group, ông Danny Le cho biết: “2021 là năm đánh dấu bước ngoặt của VinCommerce khi hệ thống bán lẻ này bắt đầu có lợi nhuận. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái mở rộng hệ thống điểm bán để xây dựng chuỗi bán lẻ dẫn đầu về quy mô, đồng thời duy trì đà cải thiện lợi nhuận. Đây chính là nền tảng để chúng tôi gia tăng đầu tư nhằm đẩy nhanh chiến lược tích hợp từ offline đến online (offline-to-online).”
Trong dài hạn, Masan đạt mục tiêu tổng biên lợi nhuận thương mại của VCM sẽ vượt 30% so với mức hơn 20% ở thời điểm hiện nay, nhờ vào: (1) tiếp tục thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp, (2) chia sẻ doanh thu từ các kiosk Phúc Long được đặt trong các cửa hàng VinMart+, và (3) xây dựng danh mục nhãn hàng riêng. Các chuyên gia phân tích của VCSC dự phóng tổng biên lợi nhuận thương mại của VCM ở mức khoảng 30% trong dài hạn.
VinMart cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chí _Tươi ngon thượng hạng._ - Ảnh_ khách mua rau sạch từ VinEco tại siêu thị VinMart

VinMart cung ứng hàng hóa đáp ứng tiêu chí 'Tươi ngon thượng hạng' - Ảnh: khách mua rau sạch từ VinEco tại siêu thị VinMart

Nhờ tăng trưởng doanh số tại các cửa hàng hiện hữu, doanh thu của VCM trong quý 2/2021 ở mức tương đương so với cùng kỳ mặc dù số lượng cửa hàng giảm sau khi thực hiện đóng các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả trong năm 2020. Ban lãnh đạo Masan tin rằng đợt bùng phát Covid-19 hiện nay sẽ làm tăng tốc quá trình người tiêu dùng chuyển sang mua sắm ở kênh hiện đại.
Cuối tháng 5.2021, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị giá mục tiêu 142.500 đồng/cp dành cho cổ phiếu MSN.
Cùng với VCSC, nhiều công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư cũng đã liên tục nâng giá mục tiêu của MSN cao hơn so với giá trị thị trường, phản ánh niềm tin của các tổ chức tài chính này vào triển vọng tăng giá của MSN.
Theo Báo cáo công bố ngày 3.7, Chứng khoán Mirae Asset đã nâng định giá của cổ phiếu MSN lên thành 131.000 đồng/cp. Chứng khoán HSC cũng khuyến nghị mua cổ phiếu MSN giá mục tiêu mới là 134.000 đồng/cp (báo cáo ngày 2.7). Trong báo cáo mới nhất của Credit Suisse công bố ngày 7.7, ngân hàng đầu tư này đã đưa ra định giá mục tiêu của MSN là 137.000 đồng/cổ phiếu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.