Nhiều nhà băng đã chi hàng ngàn tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Mai Phương
Mai Phương
22/05/2023 15:15 GMT+7

Trong hơn 1 tháng qua, nhiều ngân hàng đã chi hàng ngàn tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn.

Tiếp theo nhiều doanh nghiệp, các ngân hàng gần đây cũng công bố thực hiện mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa có văn bản công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Cụ thể, vào ngày 12.5, Techcombank đã tiến hành mua lại toàn bộ 1.000 tỉ đồng trái phiếu đang lưu hành có mã TCB2225003. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 12.5.2022 với thời hạn 3 năm, ngày đáo hạn 12.5.2025. Đây là lần đầu tiên Techcombank mua lại trái phiếu trước hạn trong năm 2023.

Nhiều ngân hàng đã chi hàng ngàn tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn - Ảnh 1.

Nhiều ngân hàng cũng chi hàng ngàn tỉ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

NGỌC THẮNG

Tương tự, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) cũng công bố ngày 12.5 đã mua lại trước hạn 400 tỉ đồng trái phiếu có mã VPBL2124014. Lô trái phiếu đã phát hành vào 12.5.2012 và có kỳ hạn 3 năm, sẽ đáo hạn vào 12.5.2024. Trước đó, 28.4, ngân hàng mua lại 500 tỉ đồng lô trái phiếu mã VPBL2124012 đã phát hành vào tháng 4.2021 và sẽ đáo hạn vào tháng 4.2024; ngày 27.4 mua lại 1.000 tỉ đồng lô trái phiếu VPBL2124010 cũng có kỳ hạn 3 năm và đáo hạn vào tháng 4.2024 hay ngày 26.4 cũng mua lại 500 tỉ đồng lô trái phiếu VPBL2124011 có kỳ hạn 3 năm sẽ đáo hạn vào tháng 4.2024...

Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) mua lại trước hạn 1.500 tỉ đồng trái phiếu mã OCBH2124001. Lô trái phiếu này đã phát hành vào 10.5.2021 và có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn vào 10.5.2024. Trước đó, 5.5, OCB cũng thực hiện mua lại 2.000 tỉ đồng lô trái phiếu có mã OCBL2225001. Lô trái phiếu này được phát hành tháng 5.2022 và đáo hạn vào tháng 5.2025. 

Hay Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo ngày 8.5 đã thực hiện mua lại 206 tỉ đồng lô trái phiếu mã BID2RL_20.07. Lô trái phiếu này đã phát hành vào tháng 5.2020 với kỳ hạn 8 năm, đáo hạn vào tháng 5.2028. Trước đó, trong tháng 4 BIDV đã nhiều đợt mua lại trái phiếu trước hạn như liên tục trong 2 ngày 27 - 28.4, công ty đã mua lại tổng cộng 1.000 tỉ đồng đối với 2 lô trái phiếu có kỳ hạn 8 năm, ngày đáo hạn đến tháng 4.2028; ngày 23.4 mua lại 232 tỉ đồng một lô trái phiếu cũng có kỳ hạn 8 năm và đáo hạn vào tháng 4.2028

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín vào ngày 4.5 mua lại 100 tỉ đồng lô trái phiếu VIETBANK.L.20.27003. Lô trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, phát hành vào tháng 12.2020 và sẽ đáo hạn vào tháng 12.2027. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) ngày 22.4 đã mua lại 1.500 tỉ đồng lô trái phiếu VIBL2124001 có kỳ hạn 3 năm và đáo hạn vào tháng 4.2024...

Theo Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4/2023 vừa được phát hành bởi Fiin Group, nhóm ngân hàng chiếm 61% giá trị trái phiếu mua lại tại thời điểm tháng 4. Giá trị trái phiếu ngân hàng được các tổ chức này mua lại tăng 5,64 lần so với tháng 3 và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm 2022. Hầu hết các lô trái phiếu được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn 3 năm và có thời gian đáo hạn còn lại đúng 1 hoặc 2 năm (2024 hoặc 2025).

Việc các ngân hàng phải chi ra hàng ngàn tỉ đồng để mua lại lượng lớn trái phiếu đã phát hành cũng có thể là một nguyên nhân khiến nguồn vốn được cho vay ra thị trường hiện nay khá chậm. 

Xem thêm:

Lãi suất thấp, tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng sụt giảm

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.