Nhiều người 'lơ' khoản cấp dưỡng sau ly hôn

22/04/2016 10:35 GMT+7

Sau ly hôn, nếu cha hoặc mẹ người không đảm bảo yêu cầu về khoản cấp dưỡng cho con cái thì người nuôi dưỡng có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu cấp dưỡng theo đúng bản án của tòa.

Sau ly hôn, nếu cha hoặc mẹ người không đảm bảo yêu cầu về khoản cấp dưỡng cho con cái thì người nuôi dưỡng có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu cấp dưỡng theo đúng bản án của tòa.

Tại VN, đa số người cấp dưỡng là người cha nhưng không mấy người làm tròn trách nhiệmTại VN, đa số người cấp dưỡng là người cha nhưng không mấy người làm tròn trách nhiệm
Nhiều bậc cha mẹ sau ly hôn nhận quyền nuôi con, người còn lại dù có cuộc sống mới nhưng vẫn phải đảm bảo khoản cấp dưỡng cho con cái đến khi con đủ 18 tuổi. Vậy nhưng theo nhiều luật sư thì rất ít người thực cấp dưỡng đúng yêu cầu của tòa án khi giải quyết ly hôn.
Có thể bị xử lý hình sự
Luật sư (LS) Huỳnh Công Thư (Đoàn LS tỉnh Long An) cho biết, trong trường hợp có bản án của toà mà một số người vẫn cố tình trốn tránh không chịu cấp dưỡng, bên được cấp dưỡng hoặc đại diện theo pháp luật, giám hộ cho trẻ có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án nơi ban hành bản án sơ thẩm ra quyết định thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cấp dưỡng theo đúng nội dung án tuyên.
Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án như: Khấu trừ tiền trong tài khoản; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản do người thứ ba nắm giữ…

Luật sư Huỳnh Công Thư

Hồ sơ yêu cầu thi hành án gồm: Đơn yêu cầu thi hành án, bản sao bản án, CNMD người yêu cầu. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án và trong thời hạn 2 ngày phải chuyển giao cho Chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định đó.
“Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án như: Khấu trừ tiền trong tài khoản; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản do người thứ ba nắm giữ…”, LS Thư giải thích.
LS Thư cũng nhấn mạnh, người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không tự giác thực hiện còn có thể bị phạt hành chính về hành vi không chấp hành án theo điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ với mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) cũng nêu: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.
Có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng
Một số trường hợp thực tế, số tiền cấp dưỡng ban đầu được cho là phù hợp, nhưng theo thời gian, yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao, mức cấp dưỡng không còn phù hợp. Trong những tình huống này, người nuôi dưỡng có thể làm đơn yêu cầu toà án thay đổi mức cấp dưỡng.
Tiền cấp dưỡng dựa trên tiêu chí nào?
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý.

Trong trường hợp người nuôi dưỡng đưa ra những chứng từ, hóa đơn để yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng nuôi con, nếu xét thấy những chi phí đó hợp lý thì toà sẽ xem xét mà không căn cứ vào phần trăm lương hay tiêu chí nào mà chỉ căn cứ vào khả năng kinh tế của người cấp dưỡng (LS Huỳnh Công Thư)


Cụ thể, theo điểm B mục 11 Nghị quyết 02/2000 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng luật Hôn nhân và gia đình thì: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý”.
Như vậy, nếu thấy khoản cấp dưỡng không còn phù hợp, người nuôi dưỡng sẽ thỏa thuận với người cấp dưỡng để tăng số tiền cấp dưỡng cho hợp lý. Nếu thỏa thuận không được thì người nuôi dưỡng có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nơi cư trú của một trong hai bên để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.
Người mẹ có thể yêu cầu thay đổi khoản cấp dưỡng nếu thấy không còn phù hợp

 
Cách đây không lâu, tại nước Mỹ, nhiều người đã ngạc nhiên lẫn thích thú khi thấy trên hộp đựng fastfood có in hình ông bố trốn trách nhiệm gửi tiền cấp dưỡng cho con, mục đích là để mọi người nhận dạng và tố cáo. Đó là chuyện tại một nước văn minh, ở VN nhiều hơn thế nhưng chưa ông bố nào bị "công khai" như vậy cho nên người mẹ vẫn một mình nuôi con theo đúng nghĩa. Một người mẹ đơn thân chia sẻ, sau ly hôn, tòa xử anh ấy cấp dưỡng cho con mỗi tháng 1 triệu đồng cho tới khi con 18 tuổi nhưng chỉ được vài tháng đầu, sau đó tôi phải nhắc anh ấy mới đóng. Nhiều lần phải cãi nhau to thì hôm sau anh ta mới gửi. Tôi mệt mỏi nên không muốn nhắc, tự lo hết. Bạn bè cứ nói làm đơn gửi lên tòa nhưng nghĩ cảnh hàng tháng phải lên tòa lãnh số tiền không bao nhiêu chưa kể các thủ tục hành chính phiền hà nên tôi quên luôn mấy năm nay - Xuyến Chi
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.