Nhiều công trình lớn tại Nhật 'lột xác' nhờ công nghệ chiếu sáng mới

11/12/2023 16:07 GMT+7

Chuyển đổi sang đèn LED với khả năng chiếu sáng ở góc hẹp, góc rộng và góc cực rộng, Tòa tháp Tokyo Skytree, biểu tượng mới của xứ sở hoa anh đào giảm được 43% lượng tiêu thụ điện năng. Hiện nhiều công trình lớn ở Nhật cũng được thay da đổi thịt nhờ nâng cấp hệ thống chiếu sáng mới.

Nhiều công trình lớn tại Nhật 'lột xác' nhờ công nghệ chiếu sáng mới - Ảnh 1.

Tháp Tokyo Skytree năm 2023

CTV

Ánh sáng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tại các đô thị lớn trên thế giới. Với một đất nước phát triển hiện đại như Nhật Bản, công nghệ chiếu sáng không ngừng được cập nhật. Đặc biệt, hệ thống đèn LED đã có những bước tiến vượt bậc sau khi được phát minh, hiện ứng dụng khá nhiều trong đời sống nhờ tính năng vượt trội, không chỉ tiết kiệm điện năng, độ bền cao, thân thiện với môi trường mà còn là loại ánh sáng được điều chỉnh khá linh hoạt về màu sắc tùy theo nhu cầu sử dụng.

Nhiều công trình lớn tại Nhật 'lột xác' nhờ công nghệ chiếu sáng mới - Ảnh 2.

Sân vận động Hanshin Koshien

CTV

Hiện khá nhiều công trình công cộng, địa điểm nổi tiếng ở Nhật sử dụng công nghệ chiếu sáng mới, điển hình là Tháp Tokyo Skytree. Đây là tháp truyền hình cao hàng đầu thế giới với 634m, nằm tại quận Sumida, Tokyo. Mở cửa vào mùa xuân năm 2012, tòa tháp trở thành biểu tượng của thành phố, được thắp sáng hằng đêm. 

Khi bắt đầu lập kế hoạch chiếu sáng cho Tokyo Skytree, đèn HID (phóng điện cường độ cao) được sử dụng, nhưng sau đó do nhu cầu tiết kiệm năng lượng, đèn LED được chọn thay thế. Cải tạo sau năm 2020 với công nghệ tái tạo màu sắc và công nghệ điều chỉnh độ sáng do Panasonic Electric Works độc lập phát triển, 2.362 thiết bị chiếu sáng được điều khiển từ xa tốc độ cao giúp tòa tháp có thể được nhìn thấy từ khoảng cách đến 20km. Tổng mức tiêu thụ điện năng ít hơn 43% so với các nguồn sáng thông thường như đèn halogen, Tòa tháp Tokyo Skytree không gây chói ngay cả khi nhìn khoảng cách gần.

Nhiều công trình lớn tại Nhật 'lột xác' nhờ công nghệ chiếu sáng mới - Ảnh 3.

Dàn đèn được điều chỉnh bằng hệ thống DMX thiết lập chính xác các góc ở Hanshin Koshien

CTV

Tương tự, một công trình nổi tiếng khác cũng được "thay da đổi thịt" khi thay đổi hệ thống chiếu sáng là Hanshin Koshien, sân vận động bóng chày số 1 xứ mặt trời mọc. Được xây dựng vào năm 1924, sân vận động chính thức của đội bóng chày chuyên nghiệp Hanshin Tigers nằm giữa hai thành phố lớn Osaka và Kobe có sức chứa lớn nhất Nhật Bản và hàng đầu thế giới, mang danh hiệu "cái nôi của bóng chày". 

Hanshin Koshien buộc phải nâng cấp hệ thống chiếu sáng với sự chuyển hướng sang phát sóng 4K và 8K, đòi hỏi ánh sáng ở sân vận động nơi diễn ra sự kiện truyền hình phải có khả năng hiển thị màu cực cao. Với 757 thiết bị được điều chỉnh bằng hệ thống DMX thiết lập chính xác các góc và công nghệ chống chói, sau khi cải tạo, không chỉ các cầu thủ dưới sân có tầm nhìn tốt hơn để thi đấu, chất lượng ghi hình trực tiếp cao hơn, mà các hình ảnh cổ động tạo ra từ việc điều khiển hệ thống chiếu sáng còn có tác động cổ vũ, tạo bầu không khí sôi động trên sân.

Nhiều công trình lớn tại Nhật 'lột xác' nhờ công nghệ chiếu sáng mới - Ảnh 4.

Nhà máy Panasonic Electric Works ở Mie, Nhật Bản. Lãnh đạo Panasonic Electric Works cũng cho biết tại Việt Nam, công ty sẽ có thêm nhà máy mới tại Bình Dương, dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2024

CTV

Nhiều công trình lớn như sân bay Narita, nhà hát Minamiza... cũng "lột xác" nhờ cập nhật những công nghệ chiếu sáng hiện đại. Theo các kết quả nghiên cứu của Panasonic Electric Works, sự thay đổi lối sống và tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam trong thời gian tới khiến thị trường về các thiết bị dành cho smart home (nhà thông minh) và mảng vật tư - điện dân dụng ở đây vô cùng tiềm năng. 

Hiện Việt Nam đứng đầu trong các nước trọng điểm của hãng ở khu vực Đông Nam Á, do đó công ty tập trung nhiều nguồn lực để phát triển thị trường này. Phía Panasonic Electric Works cũng cho biết nhà máy mới của họ tại Việt Nam (Bình Dương) sẽ bắt đầu sản xuất từ năm 2024, tối ưu hóa dây chuyền sản xuất như Nhật Bản.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.