Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp VN ở Ấn Độ

Ấn Độ là thị trường khổng lồ, nhiều tiềm năng để doanh nghiệp (DN) VN khai phá. Nguyên phụ liệu dệt may của nước này cũng được coi là nguồn cung có thể giúp DN VN thay thế hàng Trung Quốc. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Rajeev Kher ( ảnh ) khi trả lời phỏng vấn Thanh Niên nhân chuyến làm việc tại VN từ 18 - 22.1.


Ấn Độ là thị trường khổng lồ, nhiều tiềm năng để doanh nghiệp (DN) VN khai phá. Nguyên phụ liệu dệt may của nước này cũng được coi là nguồn cung có thể giúp DN VN thay thế hàng Trung Quốc. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Rajeev Kher (ảnh) khi trả lời phỏng vấnThanh Niên nhân chuyến làm việc tại VN từ 18 - 22.1.

* Thưa ông, hiện giao thương giữa VN và Ấn Độ vẫn chưa tương xứng tiềm năng giữa hai quốc gia. Vậy hai nước cần làm gì để thúc đẩy giao thương, tăng trưởng kim ngạch thương mại trong thời gian tới?

- Giao thương song phương giữa VN và Ấn Độ hiện đạt 8 tỉ USD/năm và dự kiến tăng lên 16 tỉ USD trong 5 năm tới. Rõ ràng con số này là chưa đủ, bởi còn có rất nhiều tiềm năng. Đó chính là lý do tại sao tôi lại ở đây. Nhiều lĩnh vực mà chúng ta chưa khai thác hết. Chẳng hạn như ngành dệt may, VN đang tìm nguồn cung ứng từ rất nhiều nước, lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Ấn Độ có đủ khả năng, đủ nguồn cung ứng tương đương với các nước, lãnh thổ này. Chúng tôi có nhiều DN sản xuất bông, sợi bông cả tự nhiên và nhân tạo dành cho ngành dệt may. VN lại nổi lên là nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Hai quốc gia hoàn toàn có thể hợp tác với nhau.

Tương tự với ngành dược phẩm, VN nhập khẩu khoảng 2,5 tỉ USD từ các nước, trong đó chỉ 180 triệu USD từ Ấn Độ. Chúng tôi là một trong những nước chủ yếu sản xuất dược phẩm cho toàn thế giới, vậy tại sao các bạn không nhập khẩu từ nước chúng tôi nhiều hơn. Giá dược phẩm của chúng tôi rất cạnh tranh.

Xin nói thêm là sản phẩm may mặc và vải từ Ấn Độ có chất lượng tương đương với các nước khác. Ví dụ như cotton, chất lượng cotton từ Ấn Độ rất tốt, đó là điều cả thế giới đều biết. Về giá cả, nếu sự mua bán của hai nước phát triển mạnh, bạn cần nhiều lượng hàng từ chúng tôi hơn, chúng tôi sẽ dựa theo số lượng và điều chỉnh giá thấp hơn.

DN Ấn Độ và VN trao đổi thông tin tại buổi gặp gỡ giao thương diễn ra tại TP.HCM ngày 21.1 DN Ấn Độ và VN trao đổi thông tin tại buổi gặp gỡ giao thương diễn ra tại TP.HCM ngày 21.1 - Ảnh: N.T.Tâm

* Những mặt hàng nào của VN sẽ có cơ hội khi thâm nhập thị trường Ấn Độ, thưa ông?

- Hiện VN chủ yếu tập trung vào những mặt hàng điện tử, thiết bị kỹ thuật. Chúng tôi có một thị trường rất tốt cho các mặt hàng này. Chúng tôi cũng đặc biệt quan tâm các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu… của VN.

* Ông đánh giá như thế nào về kinh tế VN và cơ hội kết nối giao thương của DN hai nước?

- Kinh tế VN trong những năm qua phát triển rất thành công. Chúng tôi rất khâm phục thành công của VN và đây là một trong những lý do tôi đưa đoàn DN đến đây để kết nối giao thương với đối tác VN. Bên cạnh đó, Ấn Độ hiện đang triển khai chương trình hỗ trợ tín dụng xuất khẩu, với hình thức đôi bên cùng có lợi. Trong chuyến đi lần này, các DN Ấn Độ muốn hợp tác lâu dài với DN VN, chứ không chỉ ký một hợp đồng là xong. Chúng tôi cũng kêu gọi các DN Ấn Độ tìm kiếm đối tác VN để đầu tư sản xuất.

Nhập siêu 600 triệu USD từ Ấn Độ

Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2014 VN xuất khẩu vào Ấn Độ 2,5 tỉ USD, chủ yếu là thủy sản, cà phê, hạt tiêu, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, các sản phẩm công nghiệp: máy tính linh kiện, điện thoại các loại, máy móc thiết bị... VN nhập khẩu 3,1 tỉ USD hàng hóa của Ấn Độ như lúa mì, ngô, dược phẩm. Đặc biệt VN nhập khẩu nhiều bông (266 triệu USD); xơ, sợi dệt (76,7 triệu USD); vải các loại (56,4 triệu USD); nguyên phụ liệu dệt may, da giày (119,3 triệu USD)...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.