Nhà đầu tư bán vàng

Thanh Xuân
Thanh Xuân
11/03/2022 10:46 GMT+7

Quỹ đầu tư lớn thế giới SPDR liên tục bán vàng trong 2 ngày qua, lượng vàng sụt giảm 5,81 tấn.

Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 10.3), quỹ đầu tư vàng SPDR đã thực hiện bán thêm 1,75 tấn vàng, lượng vàng nắm giữ xuống 1.061,53 tấn. Đây là ngày thứ hai liên tiếp, quỹ này thực hiện bán vàng, trước đó đã bán ra 4,06 tấn và cũng ghi nhận hai trong số đợt bán hiếm hoi từ đầu tháng 2 đến nay của quỹ này. Trong gần 1,5 tháng qua, quỹ SPDR đã thực hiện 11 phiên mua vàng với tổng khối lượng 58,35 tấn vàng, trong khi số phiên bán ra là 6 với khối lượng 14,57 tấn vàng. Lượng vàng mua ròng của quỹ này ở mức 43,78 tấn.

Nhà đầu tư trong và ngoài nước bán vàng khi giá ở mức cao

thanh xuân

Quỹ SPDR thực hiện 6 phiên mua vào kéo dài từ ngày 28.2 đến 8.3. Phiên mua mạnh nhất của SPDR vào ngày 1.3 với khối lượng 13,36 tấn. Trong khoảng thời gian này, giá vàng biến động tăng mạnh phá vỡ mức kỷ lục lịch sử, lên 2.088 USD/ounce vào ngày 9.3. Lực bán chốt lời của nhà đầu tư đã khiến vàng nhanh chóng đảo chiều trượt giảm nhanh về mức thấp nhất 1.973 USD/ounce những ngày sau đó.

Kim loại quý đã tăng 9,4% từ đầu năm đến nay. Sự trở lại rất mạnh mẽ của vàng, đặc biệt là sau khi kết thúc năm 2021 giảm 3,6%, hiệu suất kém nhất kể từ năm 2015. Sự bất ổn địa chính trị liên quan đến Ukraine và các lệnh trừng phạt mới chống lại Nga đã tạo ra nhu cầu vàng mạnh mẽ. Các nhà đầu tư coi kim loại quý này như một hàng rào chống lại rủi ro, lạm phát và cú sốc kinh tế.

Nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank cho rằng kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, chỉ riêng các quỹ ETF vàng đã chứng kiến ​​dòng tiền đổ vào mua 55 tấn. Vàng đang có nhu cầu đáng kể như một nơi trú ẩn an toàn, bằng chứng là dòng vốn ETF luôn ở mức cao.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích nhắc nhở các nhà đầu tư rằng các yếu tố kích hoạt địa chính trị là động lực tạm thời của vàng. Cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt nghiêm khắc chống lại Nga bắt đầu đè nặng lên lạm phát toàn cầu và triển vọng kinh tế, làm dấy lên lo ngại về lạm phát đình trệ. Ngay cả Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell cũng thừa nhận ông đang thận trọng theo dõi "hậu quả không mong muốn" của cuộc xung đột.

Theo ông Powell, mối quan tâm lớn khi giá hàng hóa cao hơn. Điều quan trọng nhất cần theo dõi là mức độ tăng đột biến của giá hàng hóa đó sẽ dai dẳng như thế nào, đồng thời nêu rõ rằng bất kỳ cú sốc giá dầu dài hạn nào cũng có thể biến thành lạm phát và làm chậm tăng trưởng kinh tế.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.