Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: "4 chữ K rút ra từ Hiệp định Paris"

26/01/2023 18:25 GMT+7

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ những tâm tư rất riêng về ý nghĩa cũng như bài học kinh nghiệm nhân kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris (27.1.1973 - 27.1.2023).

Chấm dứt gần 100 năm bị nước ngoài giày xéo

Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, có thể khái quát 4 ý nghĩa lớn của Hiệp định Paris đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Thứ nhất là với Hiệp định Paris, Mỹ đã phải cam kết rút hết quân đội của Mỹ cũng như các nước đồng minh ra khỏi Việt Nam, chấm dứt gần 100 năm nước ta bị nước ngoài giày xéo.

Thứ 2, Hiệp định Paris cũng đem lại hòa bình cho miền Bắc Việt Nam, tạo điều kiện để khôi phục kinh tế, tăng cường tiềm lực để tiến hành cuộc đấu tranh ở miền Nam thống nhất đất nước.

Thứ 3, Hiệp định Paris cũng đã nâng cao vị thế của Việt Nam lên tầm cao mới.

Ông Vũ Khoan cho hay, ngay trong năm 1973, có tới 15 nước công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Sau Hội nghị Paris, lần đầu tiên Việt Nam tham gia hội nghị quốc tế để xác nhận và cam kết thực hiện Hiệp định Paris với sự hiện diện của 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Thứ 4, theo nguyên Phó thủ tướng, với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong đó có Hiệp định Paris, Việt Nam đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, hòa bình, phát triển thế giới và cũng như sức mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan

gia hân

Bài học "4 chữ K"

Về những bài học kinh nghiệm rút ra từ Hiệp định Paris sau 50 năm, nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cũng cho rằng, có 4 bài học quan trọng được ông khái quát thành “4 chữ K” cho dễ nhớ.

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan nói về bài học '4 chữ K' từ Hiệp định Paris
Video do bộ ngoại giao cung cấp

Cũng theo ông Vũ Khoan, vào thời điểm ký Hiệp định Paris có vấn đề rất phức tạp là mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc.

“Trong mâu thuẫn giữa hai nước đó thì vấn đề Việt Nam có một vị trí rất quan trọng. Cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều sử dụng vấn đề Việt Nam trong quan hệ với Mỹ. Chúng ta cũng phải xử lý mối quan hệ tinh tế đó. Đây cũng là một khía cạnh, một bài học mà chúng ta cần tính đến khi nghiên cứu về Hiệp định Paris đồng thời vận dụng trong bối cảnh hiện nay”.

“Hiện nay tình hình đất nước ta và thế giới đã thay đổi rất nhiều nhưng những cái bài học cơ bản của Hiệp định Paris vẫn để lại cho chúng ta nhiều điều quý giá mà chúng ta có thể vận dụng một cách sáng tạo trong cái hoàn cảnh mới”, ông Vũ Khoan khẳng định.

Ngày khai mạc đàm phán Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam vào cuối năm 1968. Theo Phó thủ tướng Vũ Khoan, cuộc đàm phán Paris để lại nhiều bài học quý

tư liệu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.