Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng

15/05/2019 09:00 GMT+7

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm, ngoài yếu tố tuổi tác thì thói quen sinh hoạt và sai tư thế trong lao động là điều đáng quan tâm.

Hơn 12 năm hoạt động, Phòng khám ACC đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng, vì đây là hai vị trí chịu nhiều áp lực từ vận động hằng ngày. Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh có triệu chứng cứng và đau cổ, đau lan ra hai vai và cánh tay. Nếu bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh cảm thấy đau lưng dữ dội, đôi khi có dấu hiệu đau dọc thần kinh tọa.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoái hóa cột sống: Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa càng biểu hiện rõ, đĩa đệm bị mất nước, mỏng và phẳng hơn. Bất kỳ chuyển động mạnh nào trong sinh hoạt hằng ngày đều có thể khiến bao xơ của đĩa đệm trở nên giòn và nứt nẻ, tạo khe hở cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, gây nên tình trạng thoát vị.
Chấn thương: Té ngã hoặc gắng sức khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, trượt chân khi đi vội… tạo nên một lực mạnh và đột ngột tác động đến cột sống và đĩa đệm.
Bê vác vật nặng sai cách: Thay vì ngồi xuống nhấc vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen dùng sức từ lưng, đứng rồi cúi xuống bê vật lên. Tư thế gập lưng như vậy dễ gây thoát vị đĩa đệm giữa các đốt sống lưng.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, gây nên cơn đau ở người bệnh
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, gây nên cơn đau ở người bệnh
Ngồi lâu một chỗ: Đây chính là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở giới văn phòng. Vì tính chất công việc đòi hỏi người lao động phải ngồi hàng giờ trước máy tính. Điều này làm gia tăng áp lực lên cột sống, dễ xảy ra thoát vị đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh dẫn đến cơn đau nhức âm ỉ nhưng nhiều người lại bỏ qua.
Yếu tố nguy cơ: Tiêu thụ thực phẩm có chất độc hại, hút thuốc lá, uống rượu bia, tăng cân béo phì, ít vận động, thức khuya, căng thẳng… là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Các yếu tố này làm quá trình thoái hóa cột sống ngày càng trầm trọng, tăng khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống người bệnh. Nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng như teo cơ, hạn chế vận động, rối loạn tiền đình, rối loạn đại tiểu tiện nếu điều trị muộn hoặc tiếp cận sai hướng.

Lạm dụng thuốc giảm đau trong chữa trị thoát vị đĩa đệm

Để nhanh chóng kiểm soát cơn đau, nhiều người thường tự ý mua thuốc có chứa thành phần corticoid. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, vì vậy người bệnh có tâm lý chủ quan không đi khám và tiếp tục lạm dụng thuốc.
Chị N.T (40 tuổi, ngụ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ trước đây mỗi khi bị đau lưng chị mua thuốc bên ngoài về uống, nhưng ngưng thuốc một thời gian thì cơn đau tái phát, sau đó chị lại uống thuốc để giảm triệu chứng. Tình trạng như vậy kéo dài 2 năm, đến khi cơn đau trở nên dữ dội, chị đi khám thì phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 - L5, kèm theo chứng viêm loét dạ dày nặng do tác dụng phụ của thuốc.
Không riêng chị N.T, nhiều trường hợp dù đã phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng không điều trị dứt điểm, chỉ đi khám duy nhất một lần và những lần sau mua thuốc bên ngoài. Hậu quả là không ít người bị viêm dạ dày, suy giảm chức năng gan và thận, tăng huyết áp, loãng xương, béo phì, giãn tĩnh mạch, khó lành vết thương.
Nắn chỉnh cột sống cổ bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic
Nắn chỉnh cột sống cổ bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic

Nếu không phụ thuộc vào thuốc, có thể điều trị bằng cách nào?

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên điều trị bảo tồn, áp dụng phương pháp tác động trực tiếp nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa biến chứng.
Theo đó, trị liệu thần kinh cột sống đang được đánh giá cao với tính hiệu quả và an toàn. Đây là phương pháp đã chữa trị thành công cho hàng triệu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở Mỹ. Tại Việt Nam, phòng khám ACC là một trong những đơn vị áp dụng phương pháp này đầu tiên. Bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống sẽ nắn chỉnh các đốt sống sai lệch với một lực chính xác, giúp giải phóng toàn bộ áp lực đang chèn ép lên dây thần kinh. Nhờ vậy, nhiều bệnh nhân đã có những chuyển biến tích cực chỉ sau thời gian ngắn điều trị.
Thông thường, trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic được kết hợp với vật lý trị liệu. Tại ACC, các bác sĩ còn áp dụng trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack với các trường hợp bệnh nặng nhằm khôi phục chức năng và sự linh hoạt của cơ khớp, cột sống.
Các bác sĩ khuyên mỗi người nên thăm khám cột sống định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có dấu hiệu đau tại vùng cột sống hơn 2 tuần cần đi khám ngay, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, CT, MRI) để xác định có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hay không và tiến hành điều trị đúng phương pháp.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.