Nguyên nhân số 1 gây ra mỡ nội tạng là gì?

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
13/08/2021 09:12 GMT+7

Mỡ nội tạng - thuật ngữ chuyên môn cho mỡ bụng - là một lớp mỡ phát triển xung quanh vòng eo của bạn do phản ứng với quá nhiều bia và carbs đơn giản. Nó thực sự khá nguy hiểm.

1. Chất béo nội tạng là gì?

Không giống như chất béo dưới da (chất béo ngoằn ngoèo dưới da), chất béo nội tạng bao quanh các cơ quan sâu trong bụng, như dạ dày, gan và ruột.
Nó không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là vấn đề nguy hiểm.
Theo Cleveland Clinic, chất béo nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, bao gồm:
Bệnh tim
Bệnh tiểu đường loại 2
Bệnh gan nhiễm mỡ
Hội chứng buồng trứng đa nang
Chứng ngưng thở lúc ngủ
Ở phụ nữ, chất béo nội tạng cũng có liên quan đến ung thư vú và nhu cầu phẫu thuật túi mật, Trường Y Harvard cho biết.
Bạn càng có nhiều mỡ nội tạng, thì khả năng mắc các vấn đề này càng cao.

2. Ai có thể gặp rủi ro?

Theo Johns Hopkins Medicine, bạn có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng nếu vòng eo của bạn lớn hơn 40 inch (đối với phụ nữ) hoặc vòng eo của bạn hơn 35 inch (đối với nam giới).

3. Tại sao mỡ nội tạng làm tăng nguy cơ đối với sức khỏe?

Trường Y Harvard cho biết: Nghiên cứu cho thấy rằng các tế bào mỡ - đặc biệt là các tế bào mỡ ở bụng - có hoạt tính sinh học.
"Thật thích hợp khi coi chất béo là một cơ quan hoặc tuyến nội tiết, sản xuất ra các hormone và các chất khác có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe của chúng ta", theo trường Y Harvard.
Trong số những tác động tiêu cực đó, chất béo nội tạng có thể làm tăng sản xuất các chất gây viêm trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường loại 2.
Chất béo nội tạng gần gan và tuyến tụy cũng có thể làm tăng cholesterol "xấu" và ức chế cơ thể phân hủy chất béo và xử lý đường trong máu.

4. Nguyên nhân số 1 của mỡ nội tạng là gì?

Nguyên nhân số 1 của chất béo nội tạng dường như là do chế độ ăn uống kém, đặc biệt là chế độ ăn uống có nhiều đường bổ sung và carbohydrate đơn (mà cơ thể nhanh chóng chuyển hóa thành đường).
Điều đó dẫn đến tăng cân thường khó giảm, đặc biệt là ở vùng bụng.
"Fructose, hay đường, làm cho các tế bào mỡ phát triển nhanh hơn, đặc biệt là trong mỡ nội tạng", Cleveland Clinic cho biết.
"Một chế độ ăn uống với nước ngọt hoặc đồ uống có chứa đường fructose không chỉ làm tăng lượng calo của bạn mà còn tác động đến quá trình phát triển mỡ bụng", Cleveland Clinic cảnh báo.

5. Làm thế nào để thoát khỏi mỡ bụng?

Tập thể dục là rất quan trọng để giảm mỡ bụng

Shuttertock

Cách đơn giản nhất để giảm mỡ nội tạng là giảm cân. Loại bỏ đồ uống có đường như nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn là một khởi đầu tốt. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
W. Scott Butsch, bác sĩ chuyên khoa về bệnh béo phì của Phòng khám Cleveland (Mỹ), cho biết: “Giảm cân có thể làm giảm mỡ nội tạng một cách hiệu quả. Bằng cách giảm 10% trọng lượng cơ thể, bạn có thể giảm tới 30% lượng mỡ trong cơ thể", theo Eat This, Not That!
Các chuyên gia cũng nói rằng tập thể dục là rất quan trọng để giảm mỡ bụng.
Johns Hopkins Medicine cho biết nếu chỉ có chế độ ăn kiêng thôi sẽ rất khó làm giảm được mỡ bụng.
Hoạt động thể chất vừa phải kết hợp với rèn luyện sức mạnh có vẻ hiệu quả nhất. Và nhớ ngủ đủ giấc.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Wake Forest (Mỹ) phát hiện ra rằng những người ăn kiêng ngủ từ 5 tiếng trở xuống mỗi đêm sẽ có lượng mỡ bụng cao hơn gấp 2 lần rưỡi so với những người ngủ đủ giấc (có nghĩa là từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm), theo Eat This, Not That!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.