Người trẻ lương nhiêu mới sống được? - Kỳ 4: Vợ chồng mới cưới 'chóng mặt' chi tiêu

20/04/2017 13:44 GMT+7

Công việc ổn định, thu nhập cao là điều ai cũng mong muốn, đặc biệt những bạn trẻ mới lập gia đình. Tuy nhiên, dù thu nhập cao nhưng một số người cũng phải chật vật lo nhiều khoản chi khác nhau.

Để có được khoản thu nhập cao, nhiều người trẻ đã cố gắng làm việc cật lực từ lúc còn độc thân cho đến khi lập gia đình. Tuy nhiên, dù có thu nhập khá cao không ít người cũng phải chi nhiều khoản khác trong cuộc sống hàng ngày, nên làm bao nhiêu cũng không dư như mong đợi.
Thu 45 triệu, chi 40 triệu
Chị Cao Thị Thôi, (30 tuổi, quê Đà Nẵng) hiện là một thợ trang điểm nổi tiếng, với thu nhập hằng tháng lên đến hơn 15 triệu đồng/tháng, bao gồm cả tiền dạy học viên. Trước khi bước vào nghề này, chị Thôi là một nhân viên văn phòng làm việc tại H.Bình Chánh, với mức lương 7 triệu đồng/tháng.
Chị cho biết, sau khi tốt nghiệp đại học, chị đi làm nhân viên văn phòng được ba năm. Sau đó, chị cưới chồng là một
Có sức khỏe là có tất cả
“Mình còn trẻ và có sức khỏe nên cứ cố hết sức làm việc vậy. Tài sản hai vợ chồng gầy dựng và bỏ ra khá nhiều nên làm để lo cuộc sống hiện tại và cho hai con nhỏ có được mọi thứ tốt nhất. Tiền bạc quan trọng nhưng mình chi tiêu xong có thể làm ra lại được” chị Thôi chia sẻ.
thợ chụp ảnh có studio riêng. Thấy công việc của chồng vất vả, thiếu người phụ, chị đã nộp đơn xin nghỉ làm ở công ty và đi học nghề trang điểm để làm cùng chồng.
Sau hơn 5 tháng học nghề, chị đã bắt đầu theo đuổi công việc trang điểm đến nay đã được hơn 4 năm. Với công việc trang điểm tại studio của chồng và chạy show bên ngoài, đồng thời dạy thêm một số học viên nên thu nhập của chị Thôi cao hơn gấp đôi so với công việc cũ.
Từ khi về làm với chồng, công việc của chị bận rộn hơn nhưng tính ra mỗi tháng hai vợ chồng thu nhập hơn 45 triệu đồng. Tuy nhiên, theo chị Thôi, cuộc sống ở Sài Gòn hiện tại cũng quá khó khăn, làm ăn có cửa hiệu riêng nhưng số tiền chi ra hàng tháng cũng quá lớn. Đặc biệt, từ lúc có hai con nhỏ ra đời, rất nhiều khoản phí liên tục phát sinh mà hai vợ chồng làm cật lực cũng không dư bao nhiêu.
“Có cửa hiệu riêng nên mỗi tháng hai vợ chồng phải trả tiền mặt bằng thuê 8 triệu đồng. Ngoài ra, tiền điện 3 triệu, tiền trả hai nhân viên 12 triệu, và tiền ăn uống chi tiêu hằng ngày..., tính ra mỗi tháng gia đình tôi chi gần 40 triệu đồng. Làm cho công ty thì khỏe, còn mở ra một cửa hiệu như vậy nên có rất nhiều thứ phải lo, tiền vào cũng có nhưng ra cũng không ít. Mỗi tháng, chớp mắt một cái là đến ngày đóng tiền nhà rồi đủ thứ chi tiêu nên dù có kế hoạch tiết kiệm cũng không dư bao nhiêu”, chị Thôi tâm sự.
Chị Thôi cho biết công việc hiện tại thu nhập cao nhưng phải chi ra nhiều khoản khác nhau thành thử ít dư ẢNH: AN HUY
Theo chị Thôi, cách đây một năm, hai vợ chồng làm và dành dụm được 400 triệu và vay mượn thêm bạn bè và ngân hàng mua được một miếng đất làm của để dành. Hiện mỗi tháng gia đình chị cũng trích thêm một khoản nữa để trả tiền mượn người thân và ngân hàng.
“Mình còn trẻ và có sức khỏe nên cứ cố hết sức làm việc vậy. Tài sản hai vợ chồng gầy dựng và bỏ ra khá nhiều nên làm để lo cuộc sống hiện tại và cho hai con nhỏ có được mọi thứ tốt nhất. Tiền bạc quan trọng nhưng mình chi tiêu xong có thể làm ra lại được”, chị Thôi chia sẻ.
Thu nhập cao cũng phải “gồng mình” trả nợ ngân hàng, mong có của để dành
Anh P. Đ.H (35 tuổi) là quản lý kinh doanh mặt hàng ô tô tại TP.HCM. Vợ anh làm việc cho một cơ quan nhà nước ở quận Gò Vấp. H. kể anh bắt đầu vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 2007 bằng những nghề lao động chân tay. Mức lương của anh lúc đó nhận chỉ hơn 3 triệu đồng mỗi tháng. Anh cố sống tằn tiện nhưng vẫn không đủ  
“Bây giờ, thu nhập cao rồi nhưng không ai mua nhà mà không nợ ngân hàng, chỉ nợ ít hay nợ nhiều thôi. Vợ chồng mình cũng vậy, cũng phải để dư ra còn kiếm con. Quan điểm của hai vợ chồng là chỉ có an cư mới lạc nghiệp. Cái này là kinh nghiệm chứ không phải nói để vui. Nhà cửa đàng hoàng làm ăn mới phát đạt, cầu con cũng đến dù tốn tiền như thế nào”, anh H. khẳng định.
chi phí sinh hoạt và tiền trọ của mình.
“Cuộc sống độc thân làm nhiêu ăn nhiêu, chẳng tiết kiệm được nhiều, cố gắng không nợ nần là may lắm”, anh H. kể.
Tuy vậy, sau 3 năm cố gắng làm việc, thu nhập của anh ngày càng tăng nhờ chịu khó làm thêm nhiều việc cùng lúc. Anh H. cũng có chút dư dả để lo chuyện cưới vợ. Cuộc sống hôn nhân không cho phép anh tiêu xài phung phí như trước kia.
May mắn hơn nhiều người, vợ chồng anh được bố mẹ vợ cho căn nhà ở quận 8 để an cư. “Lúc ấy tôi chuyển qua làm nhân viên kinh doanh, vợ làm ở cơ quan nhà nước, hai người gom góp một tháng cũng được hơn chục triệu. Có sẵn nhà, nên vợ chồng mỗi tháng dư thêm được chút ít” anh H. chia sẻ.
Sống ở quận 8, vợ thì đi làm ở Gò Vấp, mỗi ngày quãng đường đi về quá xa, bất tiện. Đầu năm 2013 hai vợ chồng anh H. gom tiền để dành, tiền cha mẹ cho được hơn 300 triệu đồng cộng với tiền vay ngân hàng, anh H. mua một căn hộ cũ ở Gò Vấp với giá 1 tỉ. Còn căn nhà ở quận 8 thì hai vợ chồng để cho thuê, tạo nguồn thu tăng thêm.
“Cảm giác vui sướng khi đó là căn nhà do công sức hai vợ chồng kiếm được. Về đây, đi lại thuận tiện đủ đường, công việc làm ăn cũng bắt đầu phất lên. Ba năm sau tôi trả hết nợ ngân hàng”, anh H. hồ hởi nói.
Ảnh minh họa ẢNH: PHẠM HỮU
Đến hiện tại, kinh tế gia đình không còn là nỗi bận tâm của hai vợ chồng. Hiện nay, trung bình thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng cũng trên 30 triệu, con số có thể vượt gấp đôi nếu tháng đó anh H. “trúng mánh”.
Tuy nhiên, sau 7 năm kết hôn, vợ chồng anh vẫn khát khao từng ngày có tiếng trẻ con cho thêm vui nhà vui cửa. “Chi phí nuôi một đứa con bây giờ bằng hai lần người lớn. Đối với vợ chồng tôi thì đó không là vấn đề, song hằng tháng vợ chồng vẫn cố gắng để dành tiền chữa bệnh hiếm muộn”, H. nói. Vợ chồng anh mỗi năm phải bỏ ra gần 300 triệu để đi thụ tinh nhân tạo. Mỗi lần thất bại vợ chồng lại buồn rười rượi, phần vì bỏ bao tâm huyết, tiền bạc, thời gian nhưng không có kết quả.
Tuy thu nhập cao nhưng vợ chồng anh đều dồn hết phần lớn thu nhập vào việc thụ tinh nhân tạo. Chưa kể anh cũng phải “gồng mình” trả tiền vay ngân hàng mỗi tháng, do đang mua trả góp căn hộ  2 tỉ thuộc dự án hình thành trong tương lai. Người đàn ông 35 tuổi tâm sự, nếu không mất khoản tiền chữa bệnh thì chắc vợ chồng anh giờ đã có thể mua thêm lô đất, căn nhà vùng ven thành phố làm của để dành.
“Bây giờ, thu nhập cao rồi nhưng không ai mua nhà mà không nợ ngân hàng, chỉ nợ ít hay nợ nhiều thôi. Vợ chồng mình cũng vậy, cũng phải để dư ra còn kiếm con. Quan điểm của hai vợ chồng là chỉ có an cư mới lạc nghiệp. Cái này là kinh nghiệm chứ không phải nói để vui. Nhà cửa đàng hoàng làm ăn mới phát đạt”, anh H. khẳng định.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.