Người trẻ lương nhiêu mới sống được? - Kỳ 2: Công chức phải 'cày' thêm việc

18/04/2017 14:34 GMT+7

Không ít bạn trẻ chọn cho mình công việc hành chính. Nghe "lương nhà nước" có vẻ ổn định, nhưng thực chất nhiều người phải làm thêm nhiều việc mới đủ chi tiêu.

Nhiều người trẻ thích làm việc trong những cơ quan nhà nước vì nghĩ vào đó công việc ổn định, thu nhập khá, đặc biệt sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nhất là sau này đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng ít ai biết rằng, khá nhiều công chức có lương rất thấp, có những bạn trẻ đi làm công việc này chủ yếu vì đam mê cống hiến.

Làm vì đam mê
Sau khi tốt nghiệp đại học, anh N.V.L. (29 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) dự định đi du học tiếp và sẽ làm ở những công ty nước ngoài. Nhưng cuối cùng, anh tạm gác dự định du học và về làm cán bộ phụ trách mảng Văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao và môi trường tại một phường thuộc quận trung tâm TP.HCM
Hiện tại lương tôi khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mỗi khi muốn chi tiêu, tôi cũng tính toán kỹ một chút như mua cái gì, đi chơi đây đó...thì phải tiết kiệm trước. Nhưng quả thật nói vậy chứ công việc hành chính tốn rất nhiều thời gian, làm ở cơ quan cả ngày, có khi phải làm đến đêm. Ngày lễ tôi cũng phải đi trực hay đi làm nên không có nhiều thời gian đi chơi
Anh L. chia sẻ
, với lương công chức hệ số 2,34. Số tiền lương ít ỏi vừa đủ để
anh chi tiêu cuộc sống hằng tháng, nhưng anh vẫn cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại. Anh tự tin với năng lực, tuổi trẻ của mình, tự đặt mục tiêu sẽ làm hết tất cả khả năng để giúp đỡ bà con trên chính nơi mình sinh ra và lớn lên.
L. cho biết anh sinh ra trong gia đình có hai anh em. Từ nhỏ anh đã là một học sinh giỏi và sau khi hoàn thành các cấp học phổ thông, anh thi đỗ vào khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Cơ duyên đã đưa anh trở thành cán bộ công chức nhà nước. Khi biết phường mình đang ở thiếu một vị trí liên quan đến đến quản lý môi trường, anh đã nộp đơn thi tuyển công chức và làm việc từ đó. 
L. chia sẻ rằng bản thân anh thích công việc làm hành chính dù biết sẽ có thu nhập thấp hơn nhiều so với những nơi khác. "Nhưng nếu biết cách chi tiêu hợp lý và làm tốt công việc thì sẽ sống được với nghề. Nói chung, khi bắt đầu làm công việc ở phường, khó khăn thì cũng có, nhưng mình cố gắng làm công việc mà bản thân thấy thích, thì rất thoải mái và hạnh phúc", L. tâm sự.
Công chức nhà nước được xem là nghề lương thấp hiện nay ẢNH: AN HUY
“Hiện tại lương tôi khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mỗi khi muốn chi tiêu, tôi cũng tính toán kỹ một chút như mua cái gì, có cần thiết không, còn đi chơi đây đó...thì phải có kế hoạch để tiết kiệm trước. Nhưng quả thật nói vậy chứ công việc hành chính tốn rất nhiều thời gian, làm ở cơ quan cả ngày, có khi phải làm đến đêm. Ngày lễ tôi cũng phải đi trực hay đi làm nên không có nhiều thời gian đi chơi”, anh L. chia sẻ.
Theo anh L. làm càng lâu thì hệ số lương càng lên, nên cũng đỡ hơn được một chút. Hiện tại bản thân anh cũng chưa nghĩ đến việc lập gia đình. "Nếu có gia đình thì chắc phải tính toán làm một công việc tay trái nữa để kiếm thêm thu nhập, chứ làm ở phường hiện tại thì lương không đủ", anh L. nói.
“Nếu đã sống ở Sài Gòn thì ai cũng muốn mua nhà, nhưng thật sự rất khó. Không chỉ làm công việc hành chính nhà nước mà tất cả các ngành nghề cũng vậy. Mình may mắn là sinh ra và lớn lên tại thành phố, sống cùng với cha mẹ nên chuyện nhà cửa tạm thời chưa tính đến. Làm công việc gì cũng vậy, nếu thấy thích thì mình mới làm tốt được. Mình còn trẻ nên bước vào công việc cũng không đắn đo, thấy công việc thích thì cứ trải nghiệm”, anh L. chia sẻ.
Giáo viên cày nhiều việc cùng lúc mới đủ chi tiêu
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm (29 tuổi, quê Quảng Nam) giáo viên một trường THCS trên địa bàn Q.Tân Phú
“Thật sự học sư phạm ra trường, hồi trước thấy bạn bè có việc làm gần hết trong khi bản thân chưa có gì nên cảm thấy tủi thân lắm. Mình khát khao được đứng lớp truyền lại kiến thức cho các em. Và rồi khi được đứng lớp, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc, dù lương không cao. Mình làm chủ yếu vì đam mê, tiền lương quan trọng nhưng thấp thì mình sẽ làm thêm một số việc khác để trang trải cuộc sống. Hiện giờ bản thân sẽ cố gắng hết sức để dạy cho các em thật tốt để có hành trang bước vào tương lai”, chị Trâm chia sẻ.
(TP.HCM) chia sẻ, lương giáo viên hợp đồng lẫn biên chế ở trường hiện nay rất thấp, nếu dựa vào đồng lương chính thức đi dạy ở trường mỗi tuần khoảng 19 tiết thì chỉ đủ trả tiền trọ và chi tiêu cơ bản chứ không dư. Mỗi ngày, khi đi làm về, chị phải đi làm thêm công việc gia sư để kiếm thêm thu nhập.
Chị Trâm cho biết, sau 4 năm học ở Đại học Quy Nhơn (Bình Định) và ra trường, chị tính về quê xin đi dạy nhưng các trường đã có đủ giáo viên, thế là chị phải đi dạy thêm và làm một số việc để kiếm sống.
Nhờ người quen giới thiệu, đầu 2013 chị vào Sài Gòn và xin dạy ở một trường THCS trên địa bàn Q.Tân Phú. Tuy nhiên, khi vào làm việc nơi đây với lương hệ số đại học mới ra trường là 2,34 nên cuộc sống ban đầu của chị ở Sài Gòn gặp quá nhiều khó khăn. Số tiền cật lực đi làm hàng tháng chỉ đủ trả tiền nhà trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chi phí ăn uống và đi lại hằng ngày.
Và rồi, hàng ngày sau khi dạy trên lớp về, tối chị phải dành ra 3 giờ để dạy kèm cho một số em (từ 19 - 21 giờ), sau đó về soạn giáo án để sáng hôm sau tiếp tục đứng lớp. Nhờ đó thu nhập cũng khá hơn. Mỗi tháng, chị Trâm cũng tiết kiệm được một ít tiền gửi về quê phụ giúp gia đình.
“Thật sự học sư phạm ra trường, hồi trước thấy bạn bè có việc làm gần hết trong khi bản thân chưa có gì nên cảm thấy tủi thân lắm. Mình khát khao được đứng lớp truyền lại kiến thức cho các em. Và rồi khi được đứng lớp, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc, dù lương không cao. Mình làm chủ yếu vì đam mê, tiền lương quan trọng nhưng thấp thì mình sẽ làm thêm một số việc khác để trang trải cuộc sống. Hiện giờ bản thân sẽ cố gắng hết sức để dạy cho các em thật tốt để có hành trang bước vào tương lai”, chị Trâm chia sẻ.
(Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.