Người sở hữu kho tàng cổ vật vô giá tại Đắk Lắk

13/01/2022 08:44 GMT+7

Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn tại thành phố Buôn Ma Thuột trở thành nơi lưu giữ hơn 10.000 hiện vật cổ xưa mang nhiều giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tây Nguyên do chính tay anh Võ Minh Luân sưu tầm.

Những chiếc chóe cổ từ thế kỉ thứ 13 đến thế kỉ thứ 18, thuộc các dòng gốm trứ danh Châu Ổ, Gò Sành, Quảng Đức hay gốm Đông Sơn, …Hay những cuốn sách văn hoá cổ xưa của đồng bào dân tộc Tây nguyên, bên những bức tranh từng đoạt giải quốc gia thể hiện đời sống, khát vọng của người dân Tây Nguyên. Tất cả những hiện vật này đều được một tay Nhà sưu tập trẻ Võ Minh Luân tâm huyết sưu tầm từ khắp nơi để trưng bày trong Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn của anh.

Không gian Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn của anh Luân được lấp đầy bởi nhiều hiện vật cổ mang giá trị văn hoá cao

SẦM ÁNH

Anh Võ Minh Luân cùng phòng trưng bày chóe cổ của anh

SẦM ÁNH

Anh Luân tâm sự: “Là một người con sinh ra và lớn lên ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk tôi thích sưu tầm và giữ gìn các hiện vật cổ xưa mang nét văn hoá Tây Nguyên. Hiện tại, các hiện vật của tôi đang để ở Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn, nó giống như một Ngôi Nhà Di Sản chứa đựng và bảo tồn những hiện vật mang nét văn hóa Tây Nguyên”.

Loại gốm Biên Hòa được anh Luân sắp xếp thành một góc nhỏ gọn để người xem dễ nhận biết

SẦM ÁNH

Những chiếc chóe cổ thuộc các dòng gốm Châu Ổ, Gò Sành, Quảng Đức, Đông Sơn

SẦM ÁNH

Đây là hình tượng cô gái đang đứng mang gùi làm bằng gốm Sông Bé xưa năm 1980

SẦM ÁNH

Đây là chân đèn bằng Gốm Biên Hòa Men đá đỏ có dáng lộc bình đậm chất Tây Nguyên

SẦM ÁNH

Bén duyên với việc sưu tầm đồ cổ từ năm 2013, đến nay anh Luân đã tạo cho mình một không gian sống động với nhiều hiện vật cổ xưa như một bảo tàng nhỏ giữa lòng thành phố Buôn Ma Thuột.

Cặp chóe gốm Thành Lễ, một dòng gốm nổi tiếng của Việt Nam được làm ở Bình Dương thập niên 1950-1970

SẦM ÁNH

Mảnh vỡ này thuộc gốm Gò Sành có niên đại từ thế kỷ thứ 13 đến thế kỷ thứ 15 được anh Luân tận tình lưu giữ

SẦM ÁNH

Tượng voi Tây Nguyên thuộc gốm Biên Hòa, dùng làm gạt tàn thuốc hoặc trang trí trên bàn làm việc có phong thủy hút tài lộc

SẦM ÁNH

Đây là bộ dụng cụ của người đồng bào Tây Nguyên xưa như xà gạt quý giá, gậy chọc lỗ tra hạt dùng trong trồng trọt, …

SẦM ÁNH

Ngoài những hiện vật cổ như những chiếc chóe, bình gốm, anh Luân còn sở hữu nhiều bức tranh đạt giải cao của nhiều Hoạ sĩ nổi tiếng ở tỉnh Đắk Lắk như Y Nhi Ksor, Hồ Hậu,…

Bức tranh “Sự nổi giận của nữ thần mặt trời” của Họa sĩ Y Nhi Ksor - Nguyên Chi hội trưởng - Chi hội Mỹ thuật Đắk Lắk

SẦM ÁNH

Không chỉ để thưởng lãm, Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn còn có kho sách kiến thức quý do anh Luân cất công tập hợp, chứa đựng những phân tích, diễn giải cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về vùng đất đỏ bazan này.

Hàng trăm cuốn sách văn hoá cổ xưa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên được anh Luân lưu giữ cẩn thận

SẦM ÁNH

Sống với niềm đam mê và tâm huyết vào những hiện vật cổ, anh Luân không chỉ giữ riêng cho mình một ngôi nhà di sản mà còn cống hiến, đem tặng nhiều hiện vật có giá trị lịch sử cao cho Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Anh Luân nhận về cho mình nhiều giấy chứng nhận và bằng khen giá trị

SẦM ÁNH

Ông Phạm Ngọc Anh - Phó Trưởng phòng sưu tầm và trưng bày Bảo tàng Đắk Lắk - cho biết: “Ngoài Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn này, anh Luân rất tâm huyết với việc sưu tầm nên anh đã tự liên hệ với Bảo tàng và hiến tặng hiện vật rất nhiều đợt. Việc làm của anh Luân rất là hiếm so với tuổi trẻ của anh nên là hầu hết không những tôi mà kể cả những người đam mê, những người đến tham quan đánh giá rất cao công việc của anh Luân”.

Anh Luân cùng ông Phạm Ngọc Anh (phải) chia sẻ về cuốn sách "Di sản Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên"

SẦM ÁNH

Với những ai có muốn hiểu về miền đất này, Ngôi Nhà Chóe Đại Ngàn chính là điểm đến lưu giữ những mảnh ghép lịch sử, văn hoá đầy rực rỡ và đa sắc màu như chính con người và vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.