Người nuôi chó coi chừng chó bị tiêu hủy; ra đường không rọ mõm bị phạt tiền

12/09/2017 11:20 GMT+7

Từ ngày 15.9, người nuôi chó phải đăng ký với UBND phường xã; không đeo rọ mõm, không xích giữ chó, không tiêm phòng dại hoặc không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng thì người nuôi chó sẽ bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng.

Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng phòng Thanh tra thuộc Chi cục Thú y TP.HCM cho biết từ ngày 15.9, Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực.
Theo đó, người nuôi chó sẽ bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng nếu không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó, không đeo rọ mõm hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

tin liên quan

Người nuôi chó có thể... đi tù

Chó là loại động vật thông minh, trung thành và biết giữ nhà nên là được nhiều nhà chọn nuôi. Ở Hà Nội, Sài Gòn người nuôi chó rất nhiều nhưng không ai cũng biết, nuôi chó có thể đi tù.

Ông Nguyên giải thích, thực chất quy định này đã có từ lâu nhưng chưa có chế tài xử phạt. Thời gian qua, tại một số địa phương, các ca bệnh dại có dấu hiệu gia tăng. Do đó, việc đưa ra chế tài xử phạt là cần thiết.
“Thả rông chó ra đường rồi khi nó phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh thì ai sẽ dọn. Chưa kể những người tham gia giao thông khi vô tình tông phải chó thả rông cũng nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, tôi rất ủng hộ việc đưa ra chế tài phạt người nuôi chó khi thả rông chó, không đeo rọ mõm và không tiêm vắc xin phòng chống bệnh dại”, ông Nguyên nói.
Nuôi chó phải đăng ký với địa phương
Theo quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, người nuôi chó phải thông báo việc nuôi chó với trưởng thôn hoặc UBND cấp xã, phường; đồng thời cam kết nuôi (hoặc xích) giữ chó trong khuôn viên gia đình.
Hiện TP có hơn 200.000 hộ nuôi chó. Những hộ đăng ký với UBND phường, xã đã được phát sổ quản lý nuôi chó, chi cục lấy số liệu từ UBND phường, xã cập nhật vào phần mềm quản lý.
Từ 15.9, dắt chó ra đường phải đeo rọ mõm Ảnh: Ngọc Dương
Chủ tịch một phường ở quận 4 (TP.HCM) cho biết thực tế quy định có từ lâu nhưng người dân nuôi chó, mèo không đến đăng ký trực tiếp mà phường phải triển khai về tổ dân phố để rà soát rồi mới lập được danh sách. Đến đợt tiêm ngừa dại cho chó, được tổ chức y tế tham mưu, phường sẽ phối hợp để thực hiện tiêm ngừa.
Những con chó thả rông được đưa về 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3. Chủ đến nhận lại chó phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh và xuất trình giấy tiêm phòng bệnh dại.
Nếu xuất trình được giấy tiêm phòng bệnh dại cho chó thì bị phạt 600.000 - 800.000 đồng vì lỗi thả chó rông nơi công cộng, còn không thì phạt thêm 600.000 - 800.000 đồng vì nuôi chó không tiêm phòng dại. Do vậy, số tiền phạt thực tế thường lấy mức trung bình là 700.000 đồng, tái phạm thì phạt 800.000 đồng.
Trong 72 giờ nếu không có người đến nhận, đội sẽ xử lý tiêu hủy.
Vị chủ tịch phường này nhận định: “Việc quản lý nuôi chó khá khó khăn vì người dân không chủ động khai báo, UBND phường phải tự rà soát để lên danh sách. Tuy nhiên những người nuôi chó cũng không cố định nên chúng tôi phải cập nhật danh sách thường xuyên”.
Người nuôi chó thả rông bị phạt cao nhất 800.000 đồng
Ông Nguyên cho hay hiện chi cục có một đội bắt chó thả rông trên địa bàn TP.HCM. Khi đi làm nhiệm vụ, đội sẽ mặc đồng phục của Chi cục Thú y TP và phối hợp cùng lực lượng của quận, huyện.
Những con chó thả rông được đưa về 252 Lý Chính Thắng, P.9, Q.3. Chủ đến nhận lại chó phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh và xuất trình giấy tiêm phòng bệnh dại.
Nếu xuất trình được giấy tiêm phòng bệnh dại cho chó thì bị phạt 600.000 - 800.000 đồng vì lỗi thả chó rông nơi công cộng, còn không thì phạt thêm 600.000 - 800.000 đồng vì nuôi chó không tiêm phòng dại. Do vậy, số tiền phạt thực tế thường lấy mức trung bình là 700.000 đồng, tái phạm thì phạt 800.000 đồng.
Trong 72 giờ nếu không có người đến nhận, đội sẽ xử lý tiêu hủy.
Theo ông Nguyên, thực tế số người đến nhận lại chó chỉ 50% xuất trình được giấy tiêm phòng dại, còn lại thì chấp nhận nộp phạt để chuộc lại chó sau đó mới đi tiêm phòng. Người dân TP.HCM có thể tiêm phòng dại cho chó tại các điểm tiêm phòng thuộc chi cục hoặc đăng ký để chi cục đến tận nhà tiêm phòng.
Ông Nguyên đánh giá Nghị định này có tác động tích cực trong phòng chống bệnh dại hiện nay và hạn chế được bệnh dại phát tán, lây lan.
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn (Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.