Cựu ngoại trưởng Philippines: nên bắt Trung Quốc bồi thường phá hoại môi trường thay vì đòi tiền Mỹ

16/02/2021 15:32 GMT+7

Sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói Mỹ phải trả tiền nếu muốn duy trì Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA), cựu ngoại trưởng Albert Del Rosario nhắc nhở Manila về “khoản nợ” của Trung Quốc .

Trong buổi họp báo hôm 15.2 ở Manila, phát ngôn viên tổng thống Philippines, ông Harry Roque khẳng định nhà lãnh đạo không hề muốn “tống tiền”, mà chỉ đến lợi ích quốc gia khi yêu cầu Washington phải trả tiền nếu muốn duy trì sự hiện diện của quân đội và khí tài Mỹ tại nước này.
“Đây là đòi hỏi nhằm thỏa mãn lợi ích của chính người dân Philippines, vì cần nhiều tiền để đối phó dịch Covid-19”, theo báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời người phát ngôn.
Ông Roque cho rằng, với VFA, lẽ ra Philippines phải nhận được số tiền tương tự như mức 16,4 tỉ USD như trường hợp Pakistan được Mỹ hỗ trợ chống khủng bố từ năm 2001 đến 2017.
Thay vào đó, Mỹ chỉ trả tổng cộng 3,9 tỉ USD cho chính quyền Manila trong cùng giai đoạn này.
VFA được ký vào năm 1998, cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo. Tuy nhiên, Tổng thống Duterte hồi năm ngoái đã đơn phương tuyên bố hủy bỏ VFA sau khi Mỹ từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho một đồng minh của ông.

Tống thống ân xá, Philippines trục xuất lính Mỹ phạm tội giết phụ nữ chuyển giới

Thế nhưng, việc rút khỏi VFA đã hai lần bị trì hoãn và giới chức Philippines cho rằng vẫn còn cơ hội để nối lại thỏa thuận quân sự này.
Cùng ngày, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho rằng thay vì đòi tiền Mỹ, chính quyền Manila nên tìm cách yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4,77 tỉ USD cho tổn thất vì hành động phá hoại môi trường của Trung Quốc ở biển Tây Philippines, vùng biển Manila tuyên bố có chủ quyền ở Biển Đông.
Ông Del Rosario từng đảm nhiệm vai trò ngoại trưởng từ năm 2011 đến 2016 và là người dẫn dắt Philippines đến chiến thắng trước Trung Quốc, với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ cái gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vào ngày 12.7.2016.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.