Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao người bệnh thận không nên ăn bơ?

30/01/2024 00:10 GMT+7

'Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trái bơ giúp cải thiện tim mạch, tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh mạn tính. Tuy nhiên, một số người cần hạn chế ăn loại trái cây này'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bị rối loạn tiêu hóa, hãy thử dùng những thực phẩm sau; Nên ăn gì để giảm mỡ xấu trong máu?...

Trái bơ bổ dưỡng nhưng những ai nên tránh ăn?

Bơ là loại trái cây rất tốt cho sức khỏe với nguồn dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là chất béo lành mạnh và chất chống ô xy hóa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích cải thiện tim mạch, tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh mạn tính của bơ. Tuy nhiên, một số người cần hạn chế ăn loại trái cây này.

Trái bơ không chỉ có chất béo lành mạnh, chất chống ô xy hóa mà còn giàu chất xơ cùng hàm lượng protein, kali, magiê, vitamin C, E, K và B6. Tuy nhiên, những người bị bệnh thận cần hạn chế ăn bơ.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao người bệnh thận không nên ăn bơ?- Ảnh 1.

Người bị thận cần hạn chế ăn bơ vì loại trái cây này chứa nhiều kali và có thể gây hại cho thận

SHUTTERSTOCK

Người mắc bệnh thận thường được yêu cầu hạn chế hoặc tránh các món có nhiều natri, kali và phốt pho. Nguyên nhân do thận của họ đã suy yếu và các loại khoáng chất này có thể gây hại cho thận.

Một trong những chức năng cực kỳ quan trọng của thận là duy trì mức kali khỏe mạnh của cơ thể bằng cách lọc kali và đào thải qua nước tiểu. Khi mắc bệnh thận, chức năng này trở nên suy yếu.

Nếu ăn bơ thường xuyên thì người bệnh thận sẽ đặt mình trước nguy cơ tăng kali máu. Biểu hiện của tình trạng này là yếu cơ, cảm giác ngứa ran, tê, buồn nôn và ói mửa. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 30.1.

Bị rối loạn tiêu hóa, hãy thử dùng những thực phẩm sau

Hầu như tất cả mọi người đều thỉnh thoảng bị rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp của rối loạn tiêu hóa bao gồm buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy.

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và có các phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân của nó.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa.

Gừng. Buồn nôn và nôn là triệu chứng phổ biến của chứng rối loạn tiêu hóa. Trong khi đó, gừng là phương thuốc tự nhiên được dùng phổ biến để chữa những triệu chứng này.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao người bệnh thận không nên ăn bơ?- Ảnh 2.

Người bị buồn nôn có thể ăn gừng sống, nấu chín, ngâm trong nước nóng

Shutterstock

Người bị buồn nôn có thể ăn gừng sống, nấu chín, ngâm trong nước nóng hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung. Theo Healthline, tất cả cách sử dụng gừng này đều có hiệu quả giúp chống buồn nôn và nôn.

Ngoài ra, một số người còn sử dụng gừng như một phương thuốc tự nhiên chữa say tàu xe. Nó có thể giúp giảm triệu chứng buồn nôn và làm người bị say tàu xe cảm thấy thoải mái hơn.

Bạc hà. Uống viên nang dầu bạc hà hằng ngày trong ít nhất 2 tuần có thể làm giảm đáng kể cơn đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy.

Các nhà nghiên cứu tin rằng dầu bạc hà có tác dụng giảm đau dạ dày bằng cách thư giãn các cơ trong đường tiêu hóa, làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn co thắt ruột có thể gây đau và tiêu chảy. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 30.1.

Nên ăn gì để giảm mỡ xấu trong máu?

Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Thu Hà (Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết mỡ máu xấu (hay còn gọi là LDL - cholesterol, Triglycerid, Trans-fat) có thể tăng cao sau một bữa ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, chất béo chuyển đổi và cholesterol, theo thời gian có thể dẫn đến tăng mỡ máu xấu trong cơ thể, điều này rất nguy hiểm bởi vì có thể gây nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cụ thể các loại thực phẩm như mỡ động vật, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều đường có thể ảnh hưởng đến lượng mỡ trong máu.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Vì sao người bệnh thận không nên ăn bơ?- Ảnh 3.

Chế độ ăn giàu chất xơ và các loại hạt giúp giảm mỡ xấu

LÊ CẦM

“Vì vậy cần duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa, ít đường để bảo vệ sức khỏe. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh như hạt ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, cá hồi, hạt lanh, hạt chia và dầu olive có thể giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mỡ máu xấu và tăng mỡ máu tốt. Mỡ máu tốt (hay còn gọi là HDL - cholesterol) giúp vận chuyển các cholesterol từ các bộ phận của cơ thể trở lại gan để gan phân hủy và loại bỏ. Ngoài chế độ ăn, thói quen duy trì lối sống tĩnh tại, ít vận động cũng góp phần làm tăng mỡ máu”, bác sĩ Hà cho biết thêm.

Để giảm mỡ xấu trong máu, có thể tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh và thay đổi lối sống. Dưới đây là một số thực phẩm và thói quen ăn uống có thể giúp bảo vệ sức khỏe:

Chế độ ăn giàu chất xơ. Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ chất béo xấu, đặc biệt là cholesterol vào máu và chất xơ không hòa tan làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Các loại rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt yến mạch, diêm mạch, hạt kê, hạt chia, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành... và một số loại trái cây giàu chất xơ ít đường ổi, táo, bơ sáp, cam, sung mỹ, kiwi, các loại quả mọng...

Tăng cường chất béo tốt. Chất béo là thành phần cấu tạo của các tổ chức thần kinh, màng tế bào, là môi trường giúp hòa tan và vận chuyển vitamin, là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp duy trì nhiệt độ cơ thể. Nên duy trì tiêu thụ lượng chất béo vừa đủ và tăng cường lựa chọn ăn chất béo không bão hòa như omega-3 và omega-6. Cá là một lựa chọn tuyệt vời, một số loại cá như cá hồi, cá chép, cá trích, cá thu, cá cơm là những loại cá giàu axit béo omega-3. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.