Ngày mới với tin tức sức khỏe: Uống cà phê trước khi tập thể dục có tốt?

08/11/2022 00:10 GMT+7

'Mặc dù cà phê có thể nâng cao hiệu suất thể chất và cải thiện chức năng não, nhưng uống cà phê trước khi tập luyện thể dục không dành cho tất cả mọi người'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Lợi ích bất ngờ của trà sả được khoa học chứng minh; Người bệnh gì nên hạn chế ăn cơm?; Người có thói quen ăn nhanh, nuốt vội nên lưu ý điều này...

Nhóm người này không nên uống cà phê trước khi tập luyện thể dục

Nhiều người uống cà phê trước khi tập luyện thể dục để tăng lượng caffein. Mặc dù nó có thể nâng cao hiệu suất thể chất và cải thiện chức năng não, nhưng uống cà phê trước khi tập luyện thể thao không dành cho tất cả mọi người.

Bởi đồ uống được hàng tỉ người yêu thích này có thể khiến “máu đặc hơn”.

Tiến sĩ Monika Wassermann, bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Luton and Dunstable (Anh), cảnh báo rằng uống cà phê vào lúc này có thể thúc đẩy quá trình đông máu do mất nước.

Tiêu thụ caffein khi tập luyện cường độ cao có thể làm tăng yếu tố đông máu

SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Wassermann cho biết: Đồ uống chứa caffein có thể làm cơ thể mất nước dẫn đến máu đặc hơn, có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Cô cho biết thêm: Tác động chủ yếu ở vùng xương chậu, chân, đùi và cánh tay.

Tuyên bố này dựa trên kết quả của một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về y học trong thể thao Medicine & Science in Sports & Exercise, cho thấy tiêu thụ caffein khi tập luyện cường độ cao có thể làm tăng yếu tố đông máu, khiến dễ hình thành cục máu đông.

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã xem xét 48 nam giới, với độ tuổi trung bình là 23. Những người tham gia đã hoàn thành 2 buổi tập, cách nhau một tuần, theo các chu kỳ tập luyện cường độ cao. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 8.11.

Lợi ích bất ngờ của trà sả được khoa học chứng minh

Ở nhiều nền văn hóa, sả từ lâu được sử dụng như một loại dược liệu tự nhiên. Không những vậy, sả còn là gia vị, thậm chí dùng làm trà. Trà sả cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Sả thường được dùng để điều trị các vấn đề về dạ dày, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng, giảm huyết áp, giảm đau, giảm căng thẳng và nhiều công dụng khác.

Trà sả có tác dụng giảm đau bụng, tiêu chảy, cải thiện tiêu hóa và tăng cường miễn dịch

SHUTTERSTOCK

Khi được dùng dưới dạng trà, nhiều lợi ích sức khỏe của sả vẫn được duy trì. Nghiên cứu đăng trên chuyên san Microbios cho thấy sả có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, Cụ thể, sả giúp chống lại 22 loại vi khuẩn và 12 loại nấm gây hại, trong đó có nấm gây tưa miệng, nấm ngoài da và nấm da chân. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 8.11.

Chuyên gia: Người bệnh gì nên hạn chế ăn cơm?

Gạo là lương thực chính trong nhiều nền văn hóa, hàng tỉ người trên thế giới ăn cơm mỗi ngày và nó là thực phẩm chính cho nhiều người, chiếm khoảng 20% ​​lượng calo tiêu thụ trên thế giới.

Tuy nhiên, vì gạo là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nên nó không thực sự tốt đối với một số người.

Người bệnh tiểu đường. Thật không may, gạo lại là một thách thức quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì chứa nhiều tinh bột, còn gọi là carbohydrate (carb).

Gạo là lương thực chính trong nhiều nền văn hóa

SHUTTERSTOCK

Nó có thể gây tăng đột biến lượng đường và tạo ra sự dao động khó lường về mức độ glucose. Và cách dễ nhất để giữ mức đường huyết ổn định là hạn chế cơm.

Một chén cơm chứa từ 45 đến 53 gram carbohydrate, trong khi người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 15 - 30 gram carbohydrate mỗi bữa ăn, theo khuyến nghị của Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Mỹ The diaTribe Foundation. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.