Ngày mới với tin tức sức khỏe: Trước khi uống cà phê sáng, bạn nên uống nước

07/11/2022 00:10 GMT+7

'Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên uống một cốc nước trước khi uống trà hoặc cà phê'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Giờ ăn tốt nhất, giảm cả mức đường huyết và cholesterol cao; Bỗng dưng thèm ăn tôm, ốc có phải thiếu chất?; Vì sao ngày càng nhiều người trẻ bị nhồi máu cơ tim?...

Vì sao nên uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng?

Thức dậy lúc 6 giờ sáng và uống một tách trà hoặc cà phê có tác dụng như một "phép mầu" đối với nhiều người.

Caffeine vào buổi sáng hoạt động giống như một loại nhiên liệu sạc lại pin và giúp chúng ta bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên uống một cốc nước trước khi uống trà hoặc cà phê.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên uống một cốc nước trước khi uống trà hoặc cà phê

SHUTTERSTOCK

Lý do cơ bản là cả hai loại đồ uống đều có tính axit cao và có thể gây hại cho cơ thể theo nhiều cách hơn bạn có thể tưởng tượng. Sau đây là những gì bạn cần biết tại sao uống nước trước khi uống trà hoặc cà phê lại quan trọng.

Dưỡng ẩm cơ thể. Lý do đầu tiên tại sao chúng ta phải uống nước trước đồ uống có chứa caffein là vì nó cung cấp nước cho toàn bộ cơ thể. Nhiều người tin rằng trà và cà phê thực sự làm trẻ hóa cơ thể, nhưng thay vào đó, nó làm cơ thể mất nước từ bên trong.

Uống nước vào buổi sáng cũng giúp thải độc và làm loãng nồng độ axit có trong dạ dày. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏengày 7.11.

Giờ ăn tốt nhất, giảm cả mức đường huyết và cholesterol cao

Bệnh tim là nguyên nhân số 1 gây tử vong ở cả phụ nữ và nam giới, cứ 5 ca tử vong thì có 1 ca là do bệnh tim. Tuy nhiên, có nhiều cách có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Đặc biệt, giảm một số yếu tố nguy cơ về chuyển hóa tim mạch như đường huyết cao, huyết áp cao và mức cholesterol xấu LDL cao - có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bệnh tim. Và có một cách để cải thiện những chỉ số trên, đó là ăn vào một thời điểm nhất định trong ngày.

Ăn trong một khoảng thời gian nhất định ngày có thể cải thiện lượng đường trong máu

SHUTTERSTOCK

Theo 2 nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Cell Metabolism, không chỉ những gì ăn vào - mà còn cả việc ăn khi nào và trong khung thời gian bao lâu - cũng quyết định phản ứng của cơ thể.

Hai nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn trong khung thời gian 10 giờ có thể giúp giảm cả lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol.

Một trong 2 nghiên cứu tập trung vào 137 nhân viên cứu hỏa làm việc theo ca 24 giờ. Trong 12 tuần, họ đã tuân theo kế hoạch ăn uống hạn chế thời gian chỉ trong 10 giờ, dù lượng thức ăn như bình thường, không hạn chế năng lượng nạp vào. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 7.11.

Bỗng dưng thèm ăn tôm, ốc có phải thiếu chất?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cảm giác thèm ăn một món gì đó, từ yếu tố bệnh lý đến ảnh hưởng của nội tiết. Trong một số trường hợp, thèm ăn cũng có thể là dấu hiệu của thiếu chất.

Thèm ăn được hiểu là cảm giác khao khát, mong muốn được ăn một món nào đó. Tất nhiên, đây là điều bình thường và không có gì đáng lo ngại.

Thèm ăn tôm, cua, sò hay ốc có khả năng là do cơ thể đang thiếu các dưỡng chất như protein, i-ốt hay axit béo omega-3

SHUTTERSTOCK

Cảm giác thèm ăn có thể xuất hiện với một số loại thực phẩm nhất định, trong đó có các loại động vật có vỏ như tôm, cua, sò hay ốc. Chúng có lợi ích dinh dưỡng cao, giàu protein, chất béo lành mạnh và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Chính điều này khiến động vật có vỏ trở thành món có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tăng cường miễn dịch, sức khỏe tim và não. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.