Ngày mới với tin tức sức khỏe: Phát hiện khung giờ ngủ trưa tốt nhất!

18/07/2021 00:13 GMT+7

'Có rất nhiều lợi ích của việc ngủ trưa, nhưng bạn có biết ngủ trưa vào giờ nào là tốt nhất không?' Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết khung giờ ngủ trưa tốt nhất bạn nhé!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Nhiều nguyên nhân không ngờ lại làm tăng mỡ máu; 5 nguy cơ gây mất trí nhớ bạn chưa từng nghe...

Chuyên gia chỉ ra ngủ trưa giờ nào là tốt nhất 

Có rất nhiều lợi ích của việc ngủ trưa, những lợi ích thể chất bao gồm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, suy tim và các bệnh tim mạch khác.

Thời gian tốt nhất để chợp mắt là từ khoảng 12 giờ 30 đến khoảng 14 giờ chiều

Shutterstock

Ngủ trưa cũng có lợi cho công việc của bạn. Sau một giấc ngủ ngắn, mọi người cảm thấy hiệu suất công việc được cải thiện, khả năng tập trung tốt hơn và cải thiện sự tỉnh táo. Ngoài ra, giấc ngủ ngắn góp phần củng cố trí nhớ và giúp bạn giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Nghiên cứu do Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Trung Quốc hợp tác thực hiện về nghiên cứu sức khỏe và hưu trí cho thấy, những người lớn tuổi ngủ một giấc ngủ trưa vừa phải sau bữa trưa, có nhận thức tốt hơn so với những người không hề ngủ trưa.
Ngoài ra, nghiên cứu từ Đại học Binghamton (Mỹ) cũng cho biết, những người ngủ không đủ giấc vào ban đêm, nếu không ngủ trưa, thường có nhiều suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại. Vậy ngủ trưa giờ nào là tốt nhất? Câu trả lời sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.7.

Nhiều nguyên nhân không ngờ lại làm tăng mỡ máu 

Mỡ máu hay cholesterol gồm 2 loại: Cholesterol xấu và cholesterol tốt.
Nếu hàm lượng cholesterol xấu ở mức cao sẽ hình thành những mảng bám trên thành động mạch, từ đó dẫn dến xơ vữa động mạch, gây ra bệnh tim. Mức cholesterol xấu càng cao càng dễ mắc các bệnh về tim mạch.

Ngồi hàng giờ liên tục có liên quan đến béo phì, bệnh tim và cholesterol cao

Shutterstock

Ngược lại, mức cholesterol tốt càng cao thì nguy cơ phát sinh bệnh tim càng thấp. Bởi vì cholesterol tốt đóng vai trò loại bỏ bớt cholesterol xấu ra khỏi máu, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trên thành động mạch, từ đó bảo vệ tim.
Mỡ máu cao nguy hiểm như vậy, nhưng không chỉ do chế độ ăn gây ra, mà nhiều nguyên nhân đáng ngạc nhiên khác cũng gây ra tình trạng nguy hiểm này. Những nguyên nhân không ngờ làm tăng mỡ máu sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.7.

5 nguy cơ gây mất trí nhớ bạn chưa từng nghe 

Sa sút trí tuệ là một chứng rối loạn não tiến triển có thể ảnh hưởng đến nhận thức, khả năng phán đoán và cuối cùng là khả năng sống độc lập của một người.

Mất thính lực có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

Ảnh minh họa: Shutterstock

Các chuyên gia cho biết rủi ro lớn nhất của chứng sa sút trí tuệ chỉ đơn giản là già đi - hầu hết những người bị sa sút trí tuệ được chẩn đoán sau 60 tuổi - và tiền sử gia đình mắc bệnh.
Nhưng các nhà khoa học gần đây đã tìm hiểu thêm về các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của chứng sa sút trí tuệ, và một trong số đó có thể khiến bạn ngạc nhiên.
Mất răngMột nghiên cứu được công bố trong 7.2021 trên tạp chí JAMDA: Tạp chí Y học chăm sóc sau cấp tính và dài hạn cho thấy rằng một người bị mất càng nhiều răng thì càng có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hoặc suy giảm nhận thức.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích nhiều nghiên cứu liên quan đến 34.074 người và xác định rằng mất răng có liên quan đến nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn 1,48 lần và nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn 1,28 lần. Cứ mỗi chiếc răng bị mất, một người có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 1,1% và nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn 1,4%. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm 4 nguy cơ gây mất trí còn lại!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.