Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nước tiểu nhiều bọt, có cần đi khám?

20/06/2022 00:10 GMT+7

'Thỉnh thoảng thấy nước tiểu có bọt thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, chúng ta cần đi khám sớm'. Hãy bắt đầu ngày mới 20.6 với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Thuốc chữa khỏi ung thư cho 100% bệnh nhân thử nghiệm hoạt động thế nào?; Đây là những nhóm người dễ mắc bệnh tim nhất; WHO khuyến nghị nguyên tắc vàng trong ăn uống để khỏe mạnh...

Tại sao nước tiểu có bọt, khi nào cần đi khám?

Thỉnh thoảng thấy nước tiểu có bọt thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, chúng ta cần đi khám sớm, đặc biệt là kèm theo mùi lạ hoặc một số triệu chứng khác.

Về nguyên tắc, bọt trong nước tiểu là hoàn toàn bình thường. Thường do dòng nước tiểu khá mạnh do bàng quang đầy.

Thỉnh thoảng thấy nước tiểu có bọt thì không có gì phải lo lắng

minh họa: SHUTTERSTOCK

Nhưng nếu điều này xảy ra rất thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề về thận, tiểu đường hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất là không nên tự chẩn đoán, mà cần phải đi khám. Nguyên nhân nước tiểu có bọtkhi nào cần đi khám là nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.6.

Thuốc chữa khỏi ung thư cho 100% bệnh nhân thử nghiệm hoạt động thế nào?

Các nhà nghiên cứu đã rất phấn khích khi thuốc điều trị ung thư dostarlimab đã giúp 100% tình nguyên viên tham gia thử nghiệm khỏi ung thư trực tràng. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

Dostarlimab là loại thuốc điều trị ung thư đầy hứa hẹn. Dù chỉ thử nghiệm trên quy mô nhỏ với 18 bệnh nhân ung thư trực tràng nhưng tất cả đều khỏi bệnh. Đây là điều chưa từng có trong các cuộc thử nghiệm thuốc điều trị ung thư trước đây.

Thuốc dostarlimab đã giúp 100% bệnh nhân ung thư trực tràng khỏi bệnh trong thử nghiệm lâm sàng mới đây

SHUTTERSTOCK

Các tác giả nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ) cho biết thuốc dostarlimab cần phải thử nghiệm trên số lượng tình nguyên viên lớn hơn. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm trên vẫn mang lại sự niềm hy vọng lớn cho các bệnh nhân ung thư.

Dostarlimab được dùng bằng cách tiêm qua tĩnh mạch, hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư. Thuốc lần đầu tiên được Mỹ và châu Âu cấp phép sử dụng vào tháng 4.2021.

Ban đầu, thuốc dostarlimab được dùng để điều trị ung thư nội mạc tử cung. Đây là căn bệnh mà tế bào ung thư hình thành trên niêm mạc tử cung và có khả năng chữa khỏi rất cao. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.6.

Đây là những nhóm người dễ mắc bệnh tim nhất

Nhận biết các yếu tố nguy cơ và hành động sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các dạng bệnh tim mạch.

Tim là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, và cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất.

Nhiều tình trạng sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim và bệnh tật, bao gồm:

Nhiều vấn đề sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ tổn thương tim và bệnh tật

SHUTTERSTOCK

Người bị huyết áp cao - kẻ giết người thầm lặng. Huyết áp cao là một trong những bệnh nguy hiểm nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên toàn cầu có gần 1,28 tỉ người từ 30 - 79 tuổi bị huyết áp cao.

Huyết áp cao, với áp lực lớn của máu lên thành động mạch, dễ dẫn đến các bệnh về tim như đau tim, suy tim, đột quỵ… Nó thường được coi là kẻ giết người thầm lặng vì không có triệu chứng rõ ràng.

Người bị cholesterol cao. Mức cholesterol cao với chất béo tích tụ trong mạch máu, khiến máu khó lưu thông qua các động mạch. Các chất tích tụ này cũng có thể bị phá vỡ đột ngột, tạo thành cục máu đông, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.

Quá nhiều cholesterol có thể dẫn đến hình thành mảng bám, còn gọi là xơ vữa động mạch. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.