Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nguy cơ tái nhiễm Omicron gấp 5,4 lần Delta

18/03/2022 00:14 GMT+7

'Một nghiên cứu mới đã phát hiện Omicron gần như thay thế hoàn toàn biến thể Delta ở nhiều nước trên thế giới , với đa số các trường hợp là tái nhiễm'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nghiên cứu này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Khó thở, khi nào thì nguy hiểm?; Gặp điều này vào ban đêm, bạn cần kiểm tra đường huyết; Trẻ F0 nên xông gì cho mau khỏe?...

Đã nhiễm Covid-19 đừng chủ quan: 2/3 người nhiễm Omicron hiện nay là tái nhiễm

Một nghiên cứu mới đã phát hiện Omicron gần như thay thế hoàn toàn biến thể Delta ở nhiều nước trên thế giới, với đa số các trường hợp là tái nhiễm.

Nghiên cứu về Covid-19 mang tên React của Đại học Imperial College London (Anh) - được tài trợ bởi chính phủ Anh - đã phân tích 100.607 trường hợp nhiễm Covid-19 từ khắp nước Anh. Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 5.1 đến ngày 20.1.2022. Với kết quả xét nghiệm trình tự gien cho thấy 99% trường hợp là nhiễm biến thể Omicron, chỉ 1% là chủng Delta.

Nguy cơ tái nhiễm với biến thể Omicron cao gấp 5,4 lần so với biến thể Delta

SHUTTERSTOCK

Điều đáng lưu ý là kết quả cho thấy, có đến 2/3 trong số 3.582 người tham gia có kết quả xét nghiệm dương tính cho biết họ đã từng nhiễm Covid-19 trước đó.

Và hơn 7,5% số người tham gia cho biết họ nghi ngờ mình cũng đã nhiễm Covid-19 trước đây, nhưng không làm xét nghiệm.

Mọi người vẫn yên tâm rằng, đã từng nhiễm Covid-19 trước đây sẽ có khả năng miễn dịch và rất khó bị tái nhiễm. Nhưng với biến thể Omicron, tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Các quan chức y tế của Anh ước tính rằng nguy cơ tái nhiễm với biến thể Omicron cao gấp 5,4 lần so với biến thể Delta. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.3.

Covid-19 sáng 18.3: Cả nước 7.174.423 ca nhiễm | Covid-19 có thể thành dịch bệnh nhóm B

Khó thở, khi nào thì nguy hiểm?

Tùy theo biểu hiện của cơn khó thở và các triệu chứng đi kèm với nó mà người bệnh có cách xử trí khác nhau.

Gọi cấp cứu ngay nếu cảm thấy khó thở dữ dội xảy ra đột ngột và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bạn.

Tùy theo biểu hiện của cơn khó thở và các triệu chứng đi kèm mà người bệnh có cách xử trí khác nhau

SHUTTERSTOCK

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu tình trạng khó thở kèm theo đau ngực, ngất xỉu, buồn nôn, môi hoặc móng tay xanh tái hoặc kém tỉnh táo, vì đây có thể là dấu hiệu của cơn đau tim hoặc thuyên tắc phổi.

Đi khám sớm nếu tình trạng khó thở kèm theo các triệu chứng sau: Sưng ở bàn chân và mắt cá chân; Khó thở khi nằm thẳng; Sốt cao, ớn lạnh và ho; Thở khò khè; Tình trạng khó thở từ trước chuyển nặng hơn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.3.

Số ca Covid-19 giảm, Hà Nội tính chuyện đón khách du lịch quốc tế

Gặp điều này vào ban đêm, bạn cần kiểm tra đường huyết

Bệnh tiểu đường thường âm thầm tiến triển mà không có biểu hiện gì. Nó chỉ xuất hiện các triệu chứng khi lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường.

Theo Hiệp hội về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, đi tiểu nhiều "đặc biệt" vào ban đêm là dấu hiệu của lượng đường trong máu tăng cao.

Triệu chứng này còn được gọi là đa niệu, là tình trạng cơ thể đi tiểu nhiều hơn bình thường và thải ra lượng nước tiểu quá nhiều hoặc bất thường trong mỗi lần đi. Người bị triệu chứng đa niệu thường là đi tiểu nhiều hơn 3 lít nước một ngày so với bình thường 1 - 2 lít.

Thường gặp điều này vào ban đêm, bạn cần kiểm tra đường huyết

SHUTTERSTOCK

Đa niệu thường do uống quá nhiều nước, đặc biệt là thức uống có chứa caffeine hoặc rượu. Tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Khi thận lọc máu tạo ra nước tiểu, nó sẽ tái hấp thu tất cả lượng đường và đưa trở lại vào máu.

Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao bất thường. Không phải tất cả đường đều có thể được tái hấp thu và một phần lượng đường dư thừa này từ máu sẽ đi vào nước tiểu. Điều này dẫn đến lượng nước tiểu nhiều bất thường.

“Nên đi khám nếu đi tiểu nhiều trong nhiều ngày mà không do uống nhiều nước hoặc uống thuốc chữa bệnh có tính lợi tiểu”. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.