Ngày mới với tin tức sức khỏe: Người bị cúm cần lưu ý dấu hiệu bệnh tim

01/04/2023 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu mới của Hà Lan đã phát hiện cúm làm tăng nguy cơ xảy ra cơn đau tim trong vòng 7 ngày sau khi mắc bệnh'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Tại sao có nhiều người ho kéo dài?; Thuốc xịt mới trị rối loạn cương dương tác dụng nhanh hơn viagra gấp 10 lần; 4 chất bổ sung giúp cải thiện hiệu quả đau khớp...

Người bệnh cúm có nguy cơ bị đau tim trong vòng 7 ngày

Nghiên cứu mới của Hà Lan, dự kiến sẽ được trình bày tại Hội nghị Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu tại Copenhagen, Đan Mạch, vào tháng 4 tới, đã phát hiện cúm làm tăng nguy cơ xảy ra cơn đau tim trong vòng 7 ngày sau.

Các nhà khoa học cho hay người bệnh cúm có nguy cơ đau tim cao gấp 2,42 lần trong vòng 7 ngày sau khi mắc cúm.

Họ cho biết kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng và nhận biết các triệu chứng của cơn đau tim ở bệnh nhân cúm.

Cảnh báo: Người bệnh cúm rất dễ xảy ra cơn đau tim trong vòng 1 tuần sau  - Ảnh 1.

Kết quả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng và nhận biết các triệu chứng của cơn đau tim ở bệnh nhân cúm

Shutterstock

Các nhà nghiên cứu  từ Trung tâm Y tế Đại học Utrecht, Hà Lan, đã phân tích kết quả xét nghiệm từ 16 phòng thí nghiệm trên khắp Hà Lan và so sánh với hồ sơ y tế của các bệnh nhân.

Khoảng 26.221 trường hợp cúm đã được các phòng thí nghiệm xác nhận trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2019. Để so sánh, các nhà nghiên cứu đã thu thập số liệu các cơn đau tim xảy ra trong khoảng thời gian từ 1 năm trước khi mắc cúm cho đến 1 năm sau khi mắc cúm. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 1.4.

Tại sao có nhiều người ho kéo dài?

Mọi người thường bị ho do cảm và sẽ khỏi trong vòng 3 tuần. Tuy nhiên, một số người có thể ho kéo dài. Tùy vào nguyên nhân gây ra ho mà các biện pháp tự nhiên như uống trà gừng mật ong hoặc các loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm ho.

Sau đây là một số lý do khiến cơn ho kéo dài.

Bị nhiễm trùng trong quá khứ. Sau khi hết cảm lạnh hoặc cúm, vẫn cần thêm thời gian để khỏi bệnh hẳn. Lúc này, ho là cách cơ thể làm sạch phổi góp phần chữa bệnh. 

Tại sao nhiều người ho mãi không dứt? - Ảnh 1.

Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng

Shutterstock

Hút thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể gây kích ứng cổ họng, dẫn đến ho mạn tính. Chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của các vấn đề khác gây ho, như hen suyễn và nhiễm trùng đường hô hấp. Với những người hút thuốc, ho có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của các vấn đề sức khỏe như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). 

Viêm phổi. Viêm phổi có thể dẫn đến ho khan hoặc ho có đờm. Cùng với ho, các triệu chứng viêm phổi khác có thể bao gồm sốt, đổ mồ hôi và khó thở. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 1.4.

Thuốc xịt mới trị rối loạn cương dương tác dụng nhanh hơn viagra gấp 10 lần

Nhiều loại thuốc điều trị rối loạn cương dương hiện có thể phải mất đến 1 giờ mới phát huy tác dụng. Nhưng mới đây, các nhà khoa học đã tạo ra loại thuốc điều trị rối loạn cương dương mới chỉ cần 5 phút là có tác dụng. Loại thuốc này dạng xịt và dùng lên mũi.

Một trong những loại thuốc trị rối loạn cương dương phổ biến nhất là viagra. Thuốc này có hạn chế là phải cần khoảng 1 giờ sau khi uống thì mới có thể phát huy tác dụng.

Thuốc xịt mới trị rối loạn cương dương tác dụng nhanh hơn Viagra gấp 10 lần - Ảnh 1.

Loại thuốc xịt mũi mới trị rối loạn cương dương có hiệu quả nhanh hơn nhiều loại thuốc hiện có

SHUTTERSTOCK

Nhưng mới đây, một loại thuốc xịt mũi mới giúp cải thiện khả năng cương cứng chỉ trong vòng 5 phút. Điều này có nghĩa là thuốc xịt sẽ tác dụng nhanh hơn viagra gấp khoảng 10 lần.

Loại thuốc mới có tên là SPONTAN, đang trong giai đoạn thử nghiệm và có thể được bán ở Mỹ trong khoảng 2 năm tới. SPONTAN là phát minh của công ty sinh học LTR Pharma ở thành phố Brisbane (Úc). Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.