Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?

03/03/2024 00:10 GMT+7

'Ngủ trưa với thời lượng hợp lý giúp chúng ta khôi phục cả thể chất và tinh thần, nhờ đó giúp buổi chiều học tập và làm việc hiệu quả hơn'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Cần tập thể dục bao lâu một ngày để giảm cholesterol trong máu?; Tử vong vì uống bổ sung quá nhiều vitamin D; Thời tiết nắng nóng, lưu ý gì khi tập thể dục?...

Vì sao não lại cần ngủ trưa?

Ngủ trưa với thời lượng hợp lý giúp chúng ta khôi phục cả thể chất và tinh thần, nhờ đó giúp buổi chiều học tập và làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng lại rất có ích với người bị thiếu ngủ. Ngoài việc khôi phục năng lượng, ngủ trưa còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho bộ não.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san The Journal of the American Geriatrics Society phát hiện những người ngủ trưa từ 30 đến 90 phút sẽ có chức năng nhận thức tốt hơn. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa quá nhiều sẽ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là dễ gây mệt mỏi.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?- Ảnh 1.

Giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng vẫn tác động tích cực đến não bộ

SHUTTERSTOCK

Một nghiên cứu khác ở Trung Quốc đã phân tích dữ liệu về giấc ngủ trưa của gần 3.000 người từ 65 tuổi trở lên. Những người tham gia được chia thành 4 nhóm gồm nhóm không ngủ trưa, ngủ trưa ngắn dưới 30 phút, ngủ trưa vừa phải từ 30 - 90 phút và ngủ trưa kéo dài hơn 90 phút.

Những người ngủ trưa vừa phải có kết quả đánh giá về khả năng chú ý, trí nhớ và thị giác không gian tốt hơn. Trong khi đó, những người không ngủ trưa cho thấy khả năng nhận thức kém hơn so với những người ngủ trưa ngắn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 3.3.

Cần tập thể dục bao lâu một ngày để giảm cholesterol trong máu?

Tất cả chúng ta đều biết rằng tập thể dục là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Với những người có nồng độ cholesterol cao, tập thể dục càng đóng vai trò quan trọng hơn. Tập luyện với cường độ và thời lượng hợp lý sẽ giúp giảm cholesterol cực kỳ hiệu quả.

Phần lớn cholesterol được tạo ra từ gan, phần còn lại là từ một số cơ quan khác trong cơ thể và thực phẩm. Cholesterol đóng vai trò quan trọng với hoạt động thần kinh, quá trình tổng hợp một số loại hoóc môn và nhiều chức năng quan trọng khác.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?- Ảnh 2.

Để giảm lượng cholesterol trong máu thì cần tập với cường độ vừa phải trở lên trong ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần

SHUTTERSTOCK

Để tránh nồng độ cholesterol trong máu cao, mọi người nên hạn chế ăn cholesterol trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Thế nhưng, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Có mức cholesterol tốt HDL trong máu cao có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch đột quỵ. Trong khi đó, có mức cholesterol xấu LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm này.

Một người có nồng độ cholesterol trong máu cao khi tổng mức cholesterol vượt quá 200 mg/dL. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo những người trưởng thành có hàm lượng cholesterol cao được khuyến khích tập thể dục nhịp điệu cường độ vừa phải từ 150 phút/tuần trở lên. Đây được xem là một phương pháp hiệu quả để giảm cholesterol. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 3.3.

Tử vong vì uống bổ sung quá nhiều vitamin D

Một người đàn ông ở Anh đã tử vong do canxi trong máu quá cao, sau nhiều tháng uống bổ sung vitamin D.

Ông David Mitchener (89 tuổi) là doanh nhân về hưu người Anh. Ông nhập viện ngày 10.5.2023 vì tăng canxi máu - tình trạng canxi trong máu quá cao. Trước đó, ông Mitchener đã uống thuốc bổ sung vitamin D trong ít nhất 9 tháng.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?- Ảnh 3.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi nên nếu chúng ta bổ sung quá nhiều có thể dẫn đến tích tụ canxi trong cơ thể

Shutterstock

Theo đó, khi các bác sĩ kiểm tra mức vitamin D trong máu của ông Mitchener, kết quả cho thấy chỉ số này đạt mức tối đa. Ông Michener qua đời 10 ngày sau đó. Trong báo cáo, nguyên nhân chính khiến ông tử vong là do suy tim, suy thận, nồng độ canxi dư thừa và ngộ độc vitamin D.

Nhân viên điều tra Jonathan Stevens cho biết bao bì thuốc bổ sung vitamin D mà ông Mitchener uống không có ghi cảnh báo, cũng như những rủi ro hoặc tác dụng phụ cụ thể của việc uống bổ sung vitamin D.

Trong báo cáo, ông Stevens cho hay: "Việc bổ sung vitamin có thể tiềm ẩn những rủi ro và tác dụng phụ rất nghiêm trọng khi dùng quá mức".

Vitamin D rất cần thiết cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh. Loại vitamin này có trong một số thực phẩm như cá có dầu, thịt đỏ, lòng đỏ trứng,… Cơ thể cũng có thể tổng hợp vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.