Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nghiên cứu mới phát hiện ăn trứng ngừa đột quỵ

13/06/2022 00:10 GMT+7

'Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đau tim và đột quỵ'. Hãy bắt đầu ngày mới 13.6 với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Những sai lầm khi ăn trái cây có thể làm tăng vọt mức đường huyết; 7 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên khi ăn bưởi; Cách đúng để giảm cân sau tuổi 60...

Ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học eLife ngày 22.5, đã phát hiện ra rằng ăn 1 quả trứng mỗi ngày có thể giúp chống lại sự tắc nghẽn, ngăn ngừa đau tim và đột quỵ.

Trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng cũng chứa nhiều cholesterol. Nên ăn trứng có lợi hay có hại cho sức khỏe tim mạch là vấn đề gây nhiều tranh cãi.

Ăn một lượng trứng vừa phải có thể chống lại sự tắc nghẽn, từ đó có thể ngăn ngừa đau tim và đột quỵ

SHUTTERSTOCK

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2018 của Trung Quốc, được công bố trên tạp chí nghiên cứu về bệnh tim mạch Heart, bao gồm khoảng nửa triệu người, cho thấy những người ăn khoảng 1 quả trứng mỗi ngày, có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ thấp hơn đáng kể so với những người ít ăn trứng.

Giờ đây, để hiểu rõ hơn về mối liên quan này, các tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện một nghiên cứu mới nhằm khám phá việc tiêu thụ trứng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch như thế nào,

Nhà nghiên cứu Pan và nhóm nghiên cứu đã chọn 4.778 người tham gia từ Ngân hàng dữ liệu sinh học của Trung Quốc Kadoorie Biobank, trong đó có 3.401 người mắc bệnh tim mạch và 1.377 người không mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 13.6.

Những sai lầm khi ăn trái cây có thể làm tăng vọt mức đường huyết

Bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể gặp khó khăn trong việc quản lý mức đường huyết. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không chỉ loại thực phẩm ăn vào mà cách ăn và thời điểm ăn cũng ảnh hưởng đến mức đường huyết.

Sau đây là một số sai lầm khi ăn trái cây có thể làm tăng vọt mức đường huyết:

Ăn cùng lúc nhiều trái cây. Trái cây chứa carb, tiêu thụ cùng một lúc nhiều carb có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết sau khi ăn. Tổ chức từ thiện về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK cảnh báo: Hãy nhớ chia đều lượng trái cây ăn trong ngày.

Cần phải tránh hoặc cắt giảm nước ép trái cây và sinh tố

SHUTTERSTOCK

Theo chuyên trang hỗ trợ người bệnh tiểu đường Diatribe, người bệnh tiểu đường cần phải tính toán lượng carbs trong trái cây. Mỗi khẩu phần trái cây nên chứa 15 gram carbs, bao gồm: 1/2 quả táo, 1/2 trái chuối, 1 chén quả việt quất đen, 1 chén dâu tây lớn, 1 chén dưa hấu hoặc dưa đỏ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 13.6.

7 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên khi ăn bưởi

Bưởi là một loại trái cây quen thuộc. Loại trái cây này đốt cháy chất béo nhanh hơn các loại thực phẩm khác.

Trang Eat This, Not That! đã hỏi các chuyên gia dinh dưỡng về những lợi ích, hạn chế và tác dụng phụ của việc đưa bưởi vào chế độ ăn uống lành mạnh.

Bưởi có thể giúp kháng insulin. Gabriela Barreto, chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại kencko, chỉ ra nghiên cứu cho rằng cách tiêu thụ bưởi có thể giúp kháng insulin. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.