Ngày mới với tin tức sức khỏe: Mộng du chữa được không?

04/01/2023 00:10 GMT+7

'Người mộng du có thể mở to mắt, đờ đẫn với vẻ mặt vô hồn. Họ thường ít phản ứng hoặc nói năng không rõ ràng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Điều gì xảy ra khi bạn không vệ sinh rốn thường xuyên?; Sao nhiều người 'đâu có bệnh gì' vẫn ho mãi không dứt, có cần đi khám?; Giải trình tự gien biến chủng Omicron ứng phó dịch Covid-19...

Khoa học nói gì về chứng mộng du?

Mộng du thường xảy ra trong giấc ngủ sâu, ở giai đoạn 3 của chu kỳ giấc ngủ. Đó là hiện tượng một người đứng dậy, đi lại và làm nhiều việc, trong khi họ vẫn đang ngủ.

Người mộng du có thể mở to mắt, đờ đẫn với vẻ mặt vô hồn. Họ thường ít phản ứng hoặc nói năng không rõ ràng, theo Hiệp hội Giấc ngủ của Mỹ (Sleep Foundation).

Mộng du là hiện tượng một người đứng dậy, đi lại và làm nhiều việc, trong khi hầu như vẫn đang ngủ

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Người mộng du có thể làm nhiều việc như đi, chạy, mặc quần áo, di chuyển đồ đạc, thậm chí là hành vi tình dục. Hiếm gặp còn có các hành vi bạo lực hoặc nguy hiểm như cố gắng lái xe. Các cơn mộng du có thể kéo dài vài giây đến nửa giờ nhưng hầu hết thì chưa đầy 10 phút. Họ có thể trở lại giường và tự ngủ tiếp, hoặc thức dậy trong bối rối.

Đặc biệt, người bị mộng du hầu như không bao giờ nhớ mình đã làm gì sau khi tỉnh dậy. Mộng du thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Nghiên cứu cho thấy 29% trẻ em từ khoảng 2 - 13 tuổi bị mộng du với tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi từ 10 - 13. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 4.1.2023.

Sao nhiều người 'đâu có bệnh gì' vẫn ho mãi không dứt, có cần đi khám?

Hầu hết các cơn ho đều xảy ra trong thời gian ngắn, vài ngày hoặc vài tuần, sau đó sẽ khỏi. Nhưng cũng có những trường hợp ít gặp, ho kéo dài trong vài tuần, vài tháng. Ho mạn tính là ho kéo dài từ 8 tuần trở lên.

Ho là phản xạ của cơ thể để đẩy ra ngoài các chất nhầy và vật lạ từ đường thở có thể gây kích ứng phổi. Ho cũng có thể là do phản ứng với chứng viêm hoặc bệnh lý.

Sao nhiều người 'đâu có bệnh gì' vẫn ho mãi không dứt, có cần đi khám? - ảnh 1

Hầu hết các cơn ho đều xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó sẽ khỏi

SHUTTERSTOCK

Ho mạn tính thường do nguyên nhân có thể điều trị được. Cũng có thể chỉ do chảy nước mũi sau hoặc dị ứng. Rất hiếm trường hợp là triệu chứng của ung thư, suy tim hoặc các bệnh phổi đe dọa tính mạng.

Tuy nhiên, ho mạn tính có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bởi vậy, nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, tốt nhất nên đi khám. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 4.1.2023.

Điều gì xảy ra khi bạn không vệ sinh rốn thường xuyên?

Có hơn 60 loại vi khuẩn tồn tại bên trong rốn nhưng đa số mọi người thường bỏ qua, không vệ sinh khu vực này.

Chuyên trang sức khỏe Healthline cho hay rốn là một trong những bộ phận dễ tích tụ vi khuẩn nhất nhưng đa số mọi người thường quên vệ sinh khu vực này khi chăm sóc toàn thân.

Trên thực tế, một nghiên cứu hồi năm 2012 cho thấy có khoảng 67 loại vi khuẩn khác nhau nằm trong rốn. Đây là vùng da có nhiều kẽ hở, rất dễ tích tụ bụi bẩn và sinh sôi vi khuẩn.

Rốn là một trong những bộ phận dễ tích tụ vi khuẩn nhất nhưng đa số mọi người thường quên vệ sinh khu vực này khi chăm sóc toàn thân

MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Nhiễm trùng nấm men hoặc xuất hiện tình trạng “đá rốn” (còn gọi là Omphalolith, do da chết và bã nhờn tạo thành và có thể gây đau đớn) là hai trong số những hệ quả nghiêm trọng nhất nếu thường xuyên bỏ qua, không làm sạch khu vực này. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.