Ngày mới với tin tức sức khỏe: Làm điều này, hiệu quả đi bộ tăng gấp đôi

11/10/2023 00:10 GMT+7

'Nếu bạn muốn tăng thêm lợi ích cho bài tập đi bộ hằng ngày của mình, bạn có thể thử thêm tải (rucking) - mang vác trong khi đi bộ'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Bỗng dưng thèm bánh mì là dấu hiệu gì với sức khỏe?; Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân thẩm mỹ da; Hình dạng của phân cho biết cơ thể khỏe mạnh hay có vấn đề...

Mang thứ này trong khi đi bộ giúp tăng lợi ích lên nhiều lần

Đi bộ là bài tập tuyệt vời để kiểm soát sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhưng nếu bạn muốn tăng thêm lợi ích cho bài tập đi bộ hằng ngày của mình, bạn có thể thử 'thêm tải' (rucking), có nghĩa là mang vác trong khi đi bộ.

Cô Athalie Redwood-Brown, giảng viên cao cấp về phân tích hiệu suất thể thao, Đại học Nottingham Trent và cô Jen Wilson, chuyên gia thể dục và sức khỏe, Đại học Nottingham Trent (Anh), chia sẻ mẹo hay để tăng lợi ích của đi bộ.

Mang thứ này trong khi đi bộ giúp tăng lợi ích lên nhiều lần - Ảnh 1.

Nếu bạn muốn tăng thêm lợi ích cho bài tập đi bộ hằng ngày của mình, bạn có thể thử "thêm tải" (rucking) - có nghĩa là mang vác thêm trong khi đi bộ

Pexels

Rucking khi đi bộ thường được thực hiện bằng cách sử dụng ba lô nặng. Đây là bài tập cực kỳ linh hoạt, có thể thực hiện ở hầu hết mọi nơi. Bạn cũng có thể điều chỉnh độ dài của bước đi, khối lượng vật mang theo và thậm chí cả địa hình nơi đi bộ tùy vào thể chất của bạn.

Lợi ích sức khỏe của bài tập này là rất lớn và toàn diện cho sức khỏe.

Luyện tim mạch. Rucking là bài tập tim mạch tuyệt vời, tùy thuộc vào tốc độ đi bộ, quãng đường đi và trọng lượng mang theo.

Cải thiện tư thế. Thực hiện đúng cách, nó sẽ xây dựng các cơ cốt lõi và rèn luyện cách đi thẳng.

Cải thiện mật độ xương. Các bài tập chịu trọng lượng cải thiện mật độ xương, rất quan trọng để xương chắc khỏe khi già đi. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 11.10.

Bỗng dưng thèm bánh mì là dấu hiệu gì với sức khỏe?

Cảm giác thèm ăn không chỉ giúp thôi thúc chúng ta tìm thức ăn để duy trì sự sống. Trong nhiều trường hợp, thèm một món nào đó là dấu hiệu cho thấy một số thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể. Bỗng dưng thèm ăn bánh mì có thể cho chúng ta biết nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe.

Với những người áp dụng chế độ ăn low carb, tức chế độ ăn kiêng bằng cách giảm tinh bột và đường, thì thèm bánh mì là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi không ăn kiêng thì thỉnh thoảng chúng ta vẫn thèm bánh mì.

Bỗng dưng thèm bánh mì là dấu hiệu gì với sức khỏe ? - Ảnh 1.

Thèm ăn bánh mì có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu hoóc môn serotonin

SHUTTERSTOCK

Thèm bánh mì có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu serotonin. Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh và cũng là loại hoóc môn tạo cảm giác dễ chịu và hạnh phúc. Nguyên nhân thiếu serotonin là do cơ thể thiếu tryptophan, một loại a xít amin cần thiết để tạo ra serotonin.

Điều này xảy ra do tác động của nhiều cơ chế sinh học trong cơ thể. Khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ tiết ra hoóc môn insulin để giúp đưa đường glucose trong máu vào tế bào. Quá trình này ảnh hưởng đến lượng a xít amin được gửi đến não. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 11.10.

Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân thẩm mỹ da

Ngày càng có nhiều bệnh nhân thẩm mỹ da bị rối loạn tâm thần, xuất phát từ sự không hài lòng với ngoại hình và sự tự hoàn thiện bản thân thông qua các thủ thuật thẩm mỹ.

Ngày 9.10, bác sĩ Lê Thảo Hiền (khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM) cho biết, việc thực hiện những can thiệp thẩm mỹ càng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng sự không hài lòng của khách hàng. Do những thất bại của thủ thuật, một số lượng lớn bệnh nhân luôn buồn rầu, mặc cảm với ngoại hình của bản thân, mặc dù khuyết điểm không đáng kể. Khi đó, dù đã được thực hiện những chỉ định thẩm mỹ có hiệu quả, họ cũng sẽ không nhận thấy điều này và dẫn đến kiện tụng.

Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân thẩm mỹ da - Ảnh 1.

Bác sĩ Lê Thảo Hiền tư vấn cho một bệnh nhân đến khám da

L.A

Sự không hài lòng với ngoại hình và sự tự hoàn thiện bản thân thông qua các thủ thuật thẩm mỹ có thể liên quan đến sự tự tôn, mong muốn được xã hội chấp thuận, được theo đuổi các xu hướng làm đẹp. Trong đó, ba rối loạn tâm thần thường gặp ở bệnh nhân thẩm mỹ da là rối loạn mặc cảm ngoại hình, rối loạn nhân cách ái kỷ và rối loạn nhân cách kịch tính.

Rối loạn mặc cảm ngoại hình. "Rối loạn mặc cảm ngoại hình là một dạng “rối loạn dạng cơ thể” theo cẩm nang Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần. Họ thường bận tâm về một điều tưởng tượng hoặc khiếm khuyết quá mức về ngoại hình. Tần suất này trong dân số chung chiếm khoảng 2-15%", bác sĩ Hiền chia sẻ.

Theo đó, người bệnh thường lo ngại khuyết điểm nhỏ hoặc không tồn tại. Ví dụ mô tả về bản thân “trông không hấp dẫn”, “bị biến dạng”, “gớm ghiếc”, “như một con quái vật”. Họ thường cảm thấy sợ hãi bị hắt hủi và cảm giác lòng tự trọng bị tổn thương, xấu hổ, mặc cảm, cảm thấy vô dụng và đáng ghét. Ánh nhìn không còn tinh anh. Hoang tưởng khi nghĩ rằng người khác đang nhìn chằm chằm, chế nhạo những khuyết điểm của mình. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.