Ngày mới với tin tức sức khỏe: Có nên uống cà phê ngay sau khi ăn phở?

10/10/2022 00:10 GMT+7

'Phở bò chứa nhiều chất sắt, trong khi trà và cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Đi bộ, hãy đặt gót chân xuống đất trước; 4 loại ung thư hay gây đau lưng nhất, cách nhận biết; Sẽ có thuốc giúp kéo dài tuổi thọ mà vẫn khỏe mạnh?...

Uống trà, cà phê ngay sau ăn phở buổi sáng: Khoa học nói gì?

Phở bò chứa nhiều chất sắt, trong khi trà và cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt.

Nếu bạn là người thích uống trà hoặc cà phê, bạn cần phải chú ý đến điều này.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Simon Hill, ở Úc, kết hợp cà phê và trà với các loại thực phẩm giàu chất sắt có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này.

Kết hợp cà phê và trà với các loại thực phẩm giàu chất sắt thực sự có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng quan trọng này

SHUTTERSTOCK

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm chăm sóc sức khỏe Mindbodygreen (Mỹ), chuyên gia Jason Wachob lưu ý, điều quan trọng là phải chú ý đến những thứ có thể cản trở việc hấp thụ chất sắt.

Ông nói: Về việc ức chế sự hấp thụ sắt, những thứ phổ biến nhất là cà phê và trà được uống sau các bữa ăn giàu chất sắt như thịt bò. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.10.

Đi bộ, hãy đặt gót chân xuống đất trước

Đi bộ là một hoạt động không khó thực hiện nhưng lại đem đến hiệu quả sức khỏe rất tốt cho người tập. Với bộ môn này, có một số đặc điểm mà bạn cần lưu ý.

Thạc sĩ Lê Đình Hải là huấn luyện viên điền kinh của Trung tâm huấn luyện kỹ thuật thể thao tỉnh Khánh Hòa, và cũng là người huấn luyện trực tiếp cho vận động viên Trần Nhật Hoàng xuất sắc đoạt trọn 3 huy chương vàng ở tất cả cự ly chạy 400 m (cá nhân và tiếp sức) tại SEA Games 30 năm 2019.

Người dân đi bộ tập thể dục tại Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp, TP.HCM)

NHẬT THỊNH

Ông Hải chia sẻ: “Đi bộ hay chạy bộ đều là những hoạt động cơ bản của con người thuộc môn điền kinh và đều cần sức bền tốt. Riêng môn đi bộ, cần thêm yếu tố dẻo dai của hông, trong khi chạy bộ thêm phần tốc độ. Cả đi bộ và chạy bộ đều giúp các cơ bắp của bạn (đùi trước, đùi sau, cơ hông, cơ bắp chân) được săn chắc, máu lưu thông tốt, cơ thể giảm bớt lượng calo dư thừa. Nếu đi bộ thường xuyên từ khoảng nửa tiếng trở lên mỗi ngày (4 - 5 ngày/tuần) sẽ cải thiện giấc ngủ cho bạn, cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh như loãng xương, tim mạch, tiểu đường, thoái hóa cổ xương đùi…”.

Đáng chú ý, ông Hải nêu ra một kỹ thuật rất quan trọng khi đi bộ là không nên để lòng bàn chân chạm mạnh mặt đất, phải chú ý đặt gót chân xuống đất trước rồi đến bàn chân và sau cùng là các ngón chân. Những chia sẻ tiếp theo của ông Hải sẽ có trên trang sức khỏe ngày 10.10.

4 loại ung thư hay gây đau lưng nhất, cách nhận biết

Đau lưng thường do các vấn đề về xương khớp như chấn thương, khuân vác nặng hoặc vấn đề về cột sống như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp hoặc đau thần kinh tọa.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng 60-70% người từng bị đau thắt lưng, theo chuyên trang Medical News Today.

Một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu

SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Marilyn Norton, bác sĩ chuyên khoa ung thư từ Trung tâm Y tế Sharp Chula Vista (Mỹ), cho biết: Đau lưng không phải là triệu chứng phổ biến của ung thư.

Nhưng có một số loại ung thư có thể gây đau lưng như một triệu chứng ban đầu. Vì vậy, nhận ra cơn đau lưng có thể chỉ ra ung thư là rất quan trọng.

Nếu bị đau lưng kéo dài hoặc trở nên nặng hơn, cần phải đi khám ngay. Đặc biệt, cần chú ý đến các triệu chứng đi kèm với cơn đau lưng để nhận biết. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.