Ngày mới với tin tức sức khỏe: Chăm sóc trẻ bị F0 cần chú ý gì?

28/02/2022 00:14 GMT+7

'Khi trẻ bị F0, phụ huynh cần trang bị đồ dùng y tế để chăm trẻ như khẩu trang, nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ , nước muối sinh lý, máy đo SpO2...'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những chia sẻ của bác sĩ trong việc chăm sóc trẻ bị F0 .

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: 4 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của việc không ăn đủ rau; Đau ngực sau khi khỏi Covid-19, khi nào nên gọi cấp cứu?; Hậu Covid-19: Cô gái mắc triệu chứng liệt dạ dày hiếm gặp...

Chăm sóc trẻ bị F0 tại nhà thế nào?

Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khi trẻ bị F0, phụ huynh cần trang bị đồ dùng y tế để chăm trẻ như khẩu trang, nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ, nước muối sinh lý, thuốc điều trị, máy đo SpO2.

Phụ huynh cần chú ý trong việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2 vì có nhiều loại dành cho người lớn, trẻ em và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua một loại và dùng chung cho cả nhà dễ dẫn đến sai chỉ số SpO2 của trẻ.

Khi trẻ bị F0, phụ huynh cần trang bị đồ dùng y tế để chăm trẻ như khẩu trang, nước sát khuẩn, cặp nhiệt độ, nước muối sinh lý, thuốc điều trị, máy đo SpO2.

shutterstock

Với trẻ em, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái), ngón tay dùng hai ngón tay nếu tay quá bé. Nên nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đánh giá tình trạng của trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe trẻ. Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác. Những chia sẻ tiếp theo của bác sĩ Hiếu sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.2.

Trẻ em mắc Covid-19 nhập viện tại TP.HCM gia tăng

4 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên của việc không ăn đủ rau

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói rằng ăn rau rất tốt cho sức khỏe và chức năng tổng thể của cơ thể, thậm chí có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng nếu bạn không ăn đủ rau mỗi ngày thì sẽ thế nào?

Dưới đây là một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải nếu bạn không ăn đủ rau trong chế độ ăn uống của mình.

Bạn có thể cảm thấy ủ rũ. Bạn có biết rằng chế độ ăn uống của bạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của bạn? Nó được gọi là tâm thần học dinh dưỡng.

Theo Harvard Health, khi bạn cung cấp cho cơ thể tất cả các chất dinh dưỡng và vitamin thích hợp, “nhiên liệu” đó có thể cải thiện chức năng não của bạn, có liên quan trực tiếp đến tâm trạng của bạn.

Một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí Psychiatry Research cũng cho thấy mối tương quan giữa các chế độ ăn kiêng và nguy cơ trầm cảm, đặc biệt khi xem xét việc ăn ít trái cây và rau quả.

Bạn vẫn sẽ cảm thấy đói. Trái cây và rau quả là một trong những nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn uống của bạn, cũng như carbohydrate phức hợp.

Không ăn đủ rau, cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt nguồn chất xơ dồi dào và carbohydrate phức tạp, khiến bạn cảm thấy đói sau đó

SHUTTERSTOCK

Cả hai chất dinh dưỡng này đều quan trọng để cơ thể bạn cảm thấy no lâu hơn.

Nhưng không ăn đủ rau, cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt nguồn chất xơ dồi dào và carbohydrate phức tạp này, khiến bạn cảm thấy đói sau đó. 2 tác dụng còn lại khi bạn không ăn đủ rau sẽ có trên trang sức khỏe ngày 28.2.

Đau ngực sau khi khỏi Covid-19, khi nào nên gọi cấp cứu?

Khó thở, mệt mỏi và đau ngực là những triệu chứng phổ biến sau khi nhiễm Covid-19. Đau ngực khi nhiễm Covid-19 có thể đáng lo ngại nhưng thường không đe dọa đến tính mạng.

Một số người đau ngực kéo dài từ khi bắt đầu nhiễm Covid-19. Nhưng có những cơn đau ngực trong giai đoạn này có thể không liên quan đến Covid-19.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ loại đau ngực mới khởi phát nào, cần phải đi khám vì có thể là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng hơn, như vấn đề về tim hoặc phổi, theo trang web của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh NHS.

Cơn đau ngực sau khi khỏi Covid-19 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

SHUTTERSTOCK

Cơn đau ngực sau khi khỏi Covid-19 có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Đau ngực do đau cơ. Cơn đau này có thể giới hạn ở một khu vực nhỏ hoặc lan rộng hơn. Có thể bị đau khi chạm vào và nặng hơn khi cử động như xoay ngực hoặc căng duỗi.

Đau cơ thường gặp trong các trường hợp nhiễm virus cấp tính như Covid-19 và có thể gặp trong thời gian phục hồi Covid-19. Loại đau ngực này cũng có thể do thử các bài tập mới như chống đẩy. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.