Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến

18/04/2023 00:10 GMT+7

'Lượng đường trong máu nếu thường xuyên tăng đột biến sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với bệnh tiểu đường, như dễ dẫn đến các biến chứng về tim, thận và thị lực'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!


Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe
, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: 
Những sai lầm thường gặp trong sơ cứu thông thường; 5 biểu hiện kèm theo đầy hơi cảnh báo bệnh nghiêm trọng; Cách phân biệt các triệu chứng của biến thể mới Covid-19 và cúm...

Quy tắc 55/5 dễ làm nhưng cực hay để cải thiện mức đường huyết

Lượng đường trong máu nếu thường xuyên tăng đột biến sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với bệnh tiểu đường, như dễ dẫn đến các biến chứng về tim, thận và thị lực. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường phải cẩn thận trong việc giữ đường huyết ở mức ổn định.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến - Ảnh 1.

Đối với người phải ngồi trong thời gian dài trong ngày, áp dụng quy tắc 55/5 có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn

Shutterstock

Mọi người đều đã biết chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến lượng đường trong máu, và chọn đúng loại thực phẩm, đúng liều lượng có thể giúp giảm mức đường huyết. Đặc biệt, hoạt động thể chất cũng có thể đóng một vai trò trong việc ổn định lượng đường trong máu.

Chuyên gia Hayley Weaver, nhà sinh lý học sức khỏe hàng đầu của Nuffield Health - Tổ chức chăm sóc sức khỏe lớn nhất của Anh, khuyến nghị áp dụng quy tắc 55/5 cho những người thường phải ngồi nhiều.

Cô Weaver nói: Đối với người phải ngồi trong thời gian dài trong ngày, áp dụng quy tắc 55/5 có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu và insulin sau bữa ăn. Quy tắc chỉ đơn giản là cứ sau 55 phút ngồi, hãy đứng dậy và vận động trong 5 phút. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.4.

Những sai lầm thường gặp trong sơ cứu thông thường

Chuyên gia chỉ ra sau đây là những sai lầm thường gặp nhất trong việc xử lý các tình huống sức khỏe thông thường như chảy máu cam, bị bỏng hay bị nghẹn.

Trên chuyên trang chăm sóc sức khỏe WebMD, bác sĩ Jennifer Robinson (đang là cố vấn chuyên môn của công ty chăm sóc sức khỏe PAC Leaders, Mỹ) cho biết sau đây là một số sai lầm thường gặp khi thực hiện các sơ cứu thông thường.

Những sai lầm thường gặp trong sơ cứu thông thường - Ảnh 1.

Khi chảy máu cam hãy ngồi xuống và hơi nghiêng người về phía trước

Shutterstock

Ngả đầu về sau khi chảy máu cam. Nghiêng đầu ra sau khi chảy máu cam sẽ khiến máu bị đẩy xuống cổ họng, điều này có thể gây kích ứng dạ dày hoặc thậm chí khiến bạn nghẹt thở.

Bác sĩ Robinson cho hay tốt hơn hết là ngồi xuống và chỉ hơi nghiêng người về phía trước. Không nên nằm xuống và giữ đầu cao hơn tim để máu chảy chậm lại.

Bôi thuốc mỡ lên vết bỏng. Thuốc mỡ có thể khiến vết bỏng khó hạ nhiệt, và tăng nguy cơ gây nhiễm trùng. Thay vào đó, hãy để vết thương này dưới vòi nước mát từ 5-10 phút. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ hoặc đi cấp cứu nếu vết bỏng có kích thước lớn hơn bàn tay hoặc bị bỏng ở các bộ phận nhạy cảm như cổ, mặt… Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 18.4.

5 biểu hiện kèm theo đầy hơi cảnh báo bệnh nghiêm trọng

Đầy hơi là tình trạng dạ dày có cảm giác đầy căng và khó chịu. Lý do chủ yếu là do tích khí trong dạ dày. Thường đầy hơi là vấn đề sức khỏe phổ biến và vô hại. Nhưng trong một số trường hợp, đầy hơi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nghiêm trọng.

Vấn đề về tiêu hóa là nguyên nhân thường gặp gây đầy hơi. Ngoài ra, tác động của nội tiết và căng thẳng cũng góp phần gây đầy hơi, theo trang tin Insider (Mỹ).

5 biểu hiện kèm theo đầy hơi cảnh báo bệnh nghiêm trọng - Ảnh 1.

Ung thư buồng trứng có thể gây tích tụ chất dịch trong bụng, dẫn đến đầy hơi và đau bụng

SHUTTERSTOCK

Nếu đầy hơi kèm theo các triệu chứng sau thì cần sớm đến bác sĩ khám:

Đau bụng. Ung thư buồng trứng có thể gây tích tụ chất dịch gọi là cổ trướng trong bụng, dẫn đến đầy hơi và đau bụng. Các chất dịch này chủ yếu được tạo ra từ tế bào ung thư và có thể làm gây tắc nghẽn hệ thống lưu thông bạch huyết.

Đi vệ sinh thường xuyên. Một dấu hiệu khác của ung thư buồng trứng là đầy hơi, chướng bụng kèm theo thay đổi thói quen đi vệ sinh. Vì khi buồng trứng xuất hiện khối u thì sẽ tác động đến đường ruột và vấn đề tiết niệu. Hệ quả là khiến người mắc phải đi vệ sinh nhiều hơn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.