Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn để đường huyết không tăng đột ngột

20/02/2024 00:10 GMT+7

'Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Thế nhưng, với những người đang muốn kiểm soát đường huyết, chẳng hạn bệnh nhân tiểu đường, thì ăn tinh bột có thể khiến đường huyết tăng cao'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn chất béo làm sao để khỏe mạnh?; Phát hiện cách giúp quý ông giảm 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt; Ăn dưa leo với cà chua, ớt sẽ khiến cơ thể không hấp thụ vitamin C?...

4 cách ăn tinh bột mà không làm tăng đường huyết

Tinh bột là thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hằng ngày. Đây cũng là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Thế nhưng, với những người đang muốn kiểm soát đường huyết, chẳng hạn bệnh nhân tiểu đường, thì ăn tinh bột có thể khiến đường huyết tăng cao.

Tuy nhiên, không phải mọi loại tinh bột đều làm tăng đường huyết. Tin tốt là ăn tinh bột đúng cách sẽ không làm đường huyết tăng đột ngột.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn để đường huyết không tăng đột ngột- Ảnh 1.

Diêm mạch và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác dù chứa tinh bột nhưng không làm tăng đường huyết đột ngột nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào

SHUTTERSTOCK

Để ăn tinh bột nhưng không khiến đường huyết tăng cao, mọi người cần lưu ý những điều sau:

Chọn đúng loại tinh bột. Khi nói đến việc kiểm soát đường huyết thì điều quan trọng là phải tập trung ăn tinh bột phức tạp thay vì tinh bộ đơn giản. Tinh bột phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau, khi vào cơ thể sẽ được tiêu hóa chậm hơn. Nhờ đó, lượng đường trong máu sẽ không tăng đột biến.

Kết hợp tinh bột với món giàu protein, chất xơ. Kết hợp tinh bột với protein và chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường glucose vào máu. Ví dụ, thay vì ăn bánh mì làm từ tinh bột trắng thì hãy chọn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ăn chung với trứng, thịt bò, gà và rau củ. Sự kết hợp này sẽ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó lượng đường glucose trong thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu một cách từ từ. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 20.2.

Ăn chất béo làm sao để khỏe mạnh?

Khi nói đến việc duy trì chế độ ăn lành mạnh thì một điều mọi người thường hay bỏ qua đó là vai trò của chất béo.

Dù chất béo thường bị coi là nguyên nhân gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng thực tế không phải loại chất béo nào cũng như vậy. Một số chất béo lành mạnh thực sự có lợi và cần thiết cho sức khỏe.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn để đường huyết không tăng đột ngột- Ảnh 2.

Trái bơ không chỉ giàu vitamin, chất chống ô xy hóa mà còn là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh rất có lợi cho sức khỏe

SHUTTERSTOCK

Kết hợp chất béo lành mạnh vào chế độ ăn có thể giúp hỗ trợ chức năng não, thúc đẩy sức khỏe tim mạch và giúp cơ thể hấp thụ tốt các vitamin thiết yếu. Loại chất béo lành mạnh này là chất béo không bão hòa đơn.

Chất béo không bão hòa đơn có nhiều trong các loại thực phẩm lành mạnh như trái bơ, dầu ô liu và các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân hay hạt phỉ. Nhiều bằng chứng nghiên cứu đã chứng minh loại chất béo này giảm mức cholesterol có hại, đồng thời làm tăng mức cholesterol có lợi.

Một loại chất béo lành mạnh khác là chất béo không bão hòa đa, có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích và cá ngừ. Chất béo không bão hòa đa có 2 loại chính là axit béo omega-3 và omega-6. Chúng được chứng mình là có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 20.2.

Phát hiện cách giúp quý ông giảm 35% nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là nỗi ám ảnh của nam giới, đặc biệt ở lứa tuổi từ 50 trở đi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới, với hơn 1,4 triệu ca mắc mới vào năm 2020.

Giờ đây, một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí y khoa British Journal of Sports Medicine, đã phát hiện tăng cường các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, khiêu vũ, bơi lội, chạy bộ, đạp xe, giúp nam giới giảm nguy cơ mắc căn bệnh chết người này.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Cách ăn để đường huyết không tăng đột ngột- Ảnh 3.

Ung thư tuyến tiền liệt là nỗi ám ảnh của nam giới, đặc biệt ở lứa tuổi từ 50 trở đi

Shutterstock

Các nhà khoa học từ Trường Khoa học thể thao và sức khỏe của Thụy Điển đã kiểm tra dữ liệu của hơn 57.000 nam giới, ở độ tuổi trung bình là 41 và không có tiền sử ung thư tuyến tiền liệt.

Những người tham gia đã hoàn thành nhiều bài kiểm tra sức khỏe tim mạch cách nhau vài năm để đo nhịp tim và mức sử dụng oxy của cơ thể trong khi thực hiện bài tập đạp xe tại chỗ.

Sau thời gian theo dõi trung bình gần 7 năm, có 592 người mắc ung thư tuyến tiền liệt, trong đó có 46 người đã chết.

Mặc dù mức độ tập luyện tim mạch ban đầu dường như không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, nhưng những thay đổi về thể lực theo thời gian đã tạo sự khác biệt.

Kết quả đã phát hiện những người có thể lực cải thiện ít nhất 3% mỗi năm trong 5 năm đã giảm 35% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt trong thời gian nghiên cứu. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.