Ngày mới với tin tức sức khỏe: Bệnh nhân nhóm máu A, B, AB cần lưu ý!

22/04/2022 00:14 GMT+7

'Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư thuộc các nhóm máu A, B và AB, có nguy cơ cao phát triển huyết khối tĩnh mạch'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này!

Đi xuống cầu thang là bài tập tốt hơn đi lên cầu thang; Cách nhận biết cơn mệt của bạn là do hậu Covid-19, 5 mẹo cần làm; Ăn gừng mỗi ngày, điều gì xảy ra với đường huyết?... là những bài viết bạn đọc có thể xem khi bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe.

Bệnh nhân ung thư có nhóm máu nào dễ bị cục máu đông nguy hiểm?

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư thuộc các nhóm máu A, B và AB, có nguy cơ cao phát triển huyết khối tĩnh mạch (HKTM) hoặc cục máu đông trong tĩnh mạch, 3 tháng sau khi phát bệnh.

HKTM là sự tắc nghẽn tĩnh mạch do cục máu đông, là bệnh tim mạch phổ biến thứ 3, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại bệnh viện - nhưng có thể phòng ngừa được.

Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân ung thư thuộc các nhóm máu A, B và AB, có nguy cơ cao phát triển huyết khối tĩnh mạch

SHUTTERSTOCK

HKTM bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu - là cục máu đông thường hình thành trong các tĩnh mạch sâu của chân và thuyên tắc phổi - là tình trạng cục máu đông vỡ ra và gây tắc nghẽn trong động mạch phổi gây đe dọa tính mạng.

Các nhà khoa học từ lâu đã cố gắng tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây ra HKTM. Các bác sĩ hiện dựa vào loại khối u hoặc loại ung thư để phát hiện những người có nguy cơ cao bị HKTM.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không mắc những loại ung thư này vẫn phát triển các cục máu đông đe dọa tính mạng không rõ nguyên nhân.

Để tìm hiểu vấn đề này, trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y khoa Blood Advances, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu từ 1.708 bệnh nhân mới phát bệnh hoặc tái phát ung thư từ dữ liệu của Nghiên cứu Ung thư và Huyết khối ở Vienna (CATS).

Đầu tiên, các nhà nghiên cứu chia những bệnh nhân theo nhóm máu, rồi phân loại dựa trên loại khối u của họ. Những bệnh nhân có khối u ung thư tuyến tụy, dạ dày và ung thư não được phân loại là có nguy cơ cao bị HKTM. Kết quả nghiên cứu này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.4.

Phát hiện bất ngờ: Đi xuống cầu thang là bài tập tốt hơn đi lên cầu thang

Tiến sĩ Michael Mosley, người dẫn chương trình về y học trên tạp chí truyền hình của Anh The One show, đã chia sẻ về điều kỳ lạ: Đi xuống cầu thang là bài tập tốt hơn đi lên cầu thang.

Có những trò “ăn gian” trong tập luyện là cách để có được kết quả tốt trong thời gian ngắn và dễ làm nhất. Và một trong những cách “ăn gian” đáng ngạc nhiên là đi bộ xuống cầu thang.

Nó được gọi là bài tập lệch tâm - có nghĩa là chuyển động "lệch tâm" - là động tác duỗi cơ chứ không phải co cơ (co cơ là chuyển động "đồng tâm").

Ví dụ, khi nhấc một chiếc vali nặng, bạn co các cơ ở cánh tay, nhưng khi bạn từ từ hạ nó xuống sàn, bạn đang duỗi cơ - đó là chuyển động lệch tâm.

Hóa ra chính những người đi xuống cầu thang gặt hái được kết quả tốt nhất

SHUTTERSTOCK

Với đi cầu thang cũng vậy, ai cũng nghĩ rằng những động tác này giúp xây dựng cơ bắp nhiều nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất. Nhưng hóa ra sự thật thì ngược lại. Thử nghiệm mới đây của các nhà nghiên cứu từ Trường Y và Khoa học Sức khỏe Đại học Edith Cowan (Úc), đã chứng minh điều này.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Y học journal of Medicine & Science in Sports & Exercise, đã yêu cầu 30 phụ nữ thừa cân, trên 60 tuổi, đi cầu thang bộ trong 12 tuần.

Một nửa được yêu cầu đi thang máy lên tầng 6, rồi đi bộ xuống tầng 1, trong khi nhóm còn lại phải đi bộ lên tầng 6, rồi đi thang máy xuống.

Họ bắt đầu làm điều này 2 lần một tuần, sau đó tăng dần tần suất. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.4.

Cách nhận biết cơn mệt của bạn là do hậu Covid-19, 5 mẹo cần làm

Một nghiên cứu xem xét 143 người bị Covid-19 nghiêm trọng cho thấy 87% người vẫn còn cảm giác mệt mỏi liên tục 2 tháng sau khi nhập viện.

Trong trường hợp nhẹ hơn, tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài 2-3 tuần kể từ khi nhiễm Covid-19.

Ngoài ra, một đánh giá của 21 nghiên cứu cho thấy 13-33% người từng nhiễm Covid-19 bị mệt mỏi từ 16-20 tuần sau khi các triệu chứng bắt đầu. Đây là một vấn đề phổ biến đáng lo ngại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng mệt mỏi là phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi cơ thể chiến đấu loại bỏ virus.

87% người nhiễm Covid-19 vẫn còn cảm giác mệt mỏi liên tục 2 tháng sau khi nhập viện

SHUTTERSTOCK

Cách để phân biệt mệt mỏi hậu Covid-19 với các vấn đề sức khỏe khác là cường độ của nó.

Theo nghiên cứu triệu chứng Covid-19 của Anh ZOE, sự khác biệt giữa mệt mỏi hậu Covid-19 và mệt mỏi thông thường là ở chỗ: Mệt mỏi thông thường có thể thuyên giảm khi nghỉ ngơi đầy đủ, trong khi mệt mỏi hậu Covid-19 là cảm giác cực kỳ mệt mỏi vẫn tồn tại dù bạn đã nghỉ ngơi hay ngủ đầy đủ.

ZOE nói thêm rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của bạn. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.