Ngày mới với tin tức sức khỏe: 5 thói quen phải có của người đang bị tiền tiểu đường

05/12/2021 00:10 GMT+7

5 thói quen cần có nếu bạn đang bị tiền tiểu đường, 5 lời khuyên cho người trên 60 tuổi để sống thọ hơn, Bị đau ở nhiều nơi trên người, làm sao để giảm đau mà không uống thuốc? ... là các tin bài chính của mảng Sức khỏe trên Thanh Niên Online ngày 5.12.2021.

Ngoài ra, trong ngày chủ nhật 5.12.2021 còn có các tin bài Sức khỏe sau: Giải pháp cân bằng tâm lý khi trở lại trường học, Người không tiêm vắc xin Covid-19 có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần, Vi khuẩn đường ruột có thể giúp tăng cường phản ứng của kháng thể với vắc xin Covid-19, 4 lợi ích sức khỏe của rêu biển được khoa học chứng minh, Bài tập thể dục nào giúp bạn cải thiện tâm trạng?...

5 thói quen cần có nếu bạn đang bị tiền tiểu đường

Hơn 30% người Mỹ được coi là ở giai đoạn tiền tiểu đường và hầu hết họ thậm chí không biết điều đó.

Tiền tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao, nhưng không đủ cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Lượng đường trong máu có thể tồn tại trong phạm vi tiền tiểu đường trong nhiều năm trước khi được phát hiện. Bạn có thể đánh giá nguy cơ của mình thông qua Kiểm tra Rủi ro của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ.

Tuy nhiên, có thể kiểm soát tiền tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống.

Cải thiện chế độ ăn uống, tập thể dục và giảm căng thẳng, những cách này đều góp phần có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Trên thực tế, nghiên cứu từ Chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường đến 10 năm, theo Eat This, Not That!

Vì vậy, những thói quen cần có để kiểm soát tiền tiểu đường là gì? Đây là những gì được khuyến nghị.

1. Không bỏ bữa

Bỏ bữa thường góp phần làm tăng cảm giác đói sau đó và khiến việc kiểm soát khẩu phần ăn trở nên khó khăn

SHUTTERSTOCK

Việc ăn ít hơn nghe có vẻ là giải pháp phù hợp để giảm lượng đường trong máu, nhưng nó thực sự có thể gây ra sự thay đổi lớn hơn trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Bỏ bữa thường góp phần làm tăng cảm giác đói sau đó và khiến việc kiểm soát khẩu phần ăn trở nên khó khăn.

Nên có các bữa ăn cân bằng sau mỗi 4 đến 5 giờ để giữ lượng đường trong máu ổn định và ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp.

Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài 5 thói quen cần có nếu bạn đang bị tiền tiểu đường trên tin tức sức khỏe ngày 5.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về bệnh tiểu đường như: Nếu thấy dấu hiệu này ở móng tay, bạn có thể đang bị tiểu đường, Khô miệng - dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn có thể mắc bệnh tiểu đường...

5 lời khuyên cho người trên 60 tuổi để sống thọ hơn

Dưới đây là 5 lời khuyên theo khoa học dành cho những người trên 60 tuổi để sống thọ hơn, theo Eat This, Not That!

1. Thận trọng khi sử dụng loại thuốc giảm đau thông thường

Khi còn trẻ, có thể bạn đã sử dụng NSAID (như aspirin, Advil hoặc Motrin) để chữa chứng khó chịu sau khi uống nhiều bia rượu hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Khi bạn già đi, bạn nên hạn chế sử dụng loại thuốc trên, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Một nghiên cứu cho biết: “NSAID là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản ứng phụ của thuốc.

"Khi bệnh nhân lớn tuổi và số lượng thuốc tăng lên, NSAID ở người cao tuổi nên được kê đơn một cách thận trọng. NSAID sử dụng đồng thời với thuốc cụ thể có thể làm thay đổi nguy cơ loét và/hoặc chảy máu đường tiêu hóa", theo nghiên cứu.

Hãy thận trọng khi sử dụng loại thuốc giảm đau thông thường

SHUTTERSTOCK

2. Chú ý các dấu hiệu của bệnh Alzheimer

Ở độ tuổi này, bạn có thể ngừng nghĩ về bệnh Alzheimer nhưng hãy để ý các dấu hiệu của bệnh.

“Bệnh Alzheimer, loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, là một bệnh não tiến triển không thể đảo ngược, ảnh hưởng đến gần 6 triệu người Mỹ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết bệnh Alzheimerm là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 đối với những người từ 65 tuổi trở lên.

Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài 5 lời khuyên cho người trên 60 tuổi để sống thọ hơn trên tin tức sức khỏe ngày 5.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về sống thọ như: Chuyên gia bật mí về sức khỏe sau tuổi 50 để giúp bạn sống thọ, 10 bí mật ẩm thực đằng sau tuổi thọ của người Nhật...

Bị đau ở nhiều nơi trên người, làm sao để giảm đau mà không uống thuốc?

Khi bị đau ở một nơi nào đó trên cơ thể, cách lựa chọn dễ dàng là uống một viên thuốc giảm đau không kê đơn. Thế nhưng, uống quá nhiều loại thuốc này có thể gây hại, đặc biệt có thể làm tổn thương gan.

Vì vậy, sử dụng các phương pháp giảm đau khác là lựa chọn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các phương pháp tự nhiên. Với mỗi vị trí đau trên cơ thể, người mắc có thể sử dụng những cách giảm đau khác nhau.

Dùng miếng dán có thể giúp giảm đau lưng hiệu quả do ngồi nhiều hay vận động thể thao

SHUTTERSTOCK

Đau lưng

Khi bị đau lưng, chẳng hạn do ngồi nhiều hay tập luyện thể thao, người mắc thay vì uống thuốc giảm đau không kê đơn thì hãy sử dụng miếng dán. Đặc biệt, loại miếng dán có chứa capsaicin có thể giảm đau lưng rất hiệu quả, theo Woman’s World.

Capsaicin là chất tạo ra vị cay của ớt. Miếng dán chứa capsaicin có tác dụng ức chế một số dây thân kinh truyền tín hiệu đau đến não. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Úc cho thấy có đến 74% người sử dụng miếng dán chứa capsaicin cảm thấy cơn đau lưng của họ đã giảm đáng kể.

Mời bạn đọc xem tiếp nội dung bài Bị đau ở nhiều nơi trên người, làm sao để giảm đau mà không uống thuốc? trên tin tức sức khỏe ngày 5.12.2021. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm các tin bài về như: Không uống thuốc giảm đau trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, 7 loại thực phẩm giúp giảm đau dạ dày...

Kính chúc các bạn ngày chủ nhật vui tươi và an lành.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.