'Ngành điện không thể tránh khỏi những thiếu sót'

26/09/2015 09:02 GMT+7

Như tin đã đưa, vừa qua, Bộ Công thương đã đề xuất với Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương việc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) được nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất này. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN đã trao đổi với Thanh niên về vấn đề này:

Như tin đã đưa, vừa qua, Bộ Công thương đã đề xuất với Ban Thi đua, khen thưởng Trung ương việc Tập đoàn Điện lực VN (EVN) được nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới. Đã có nhiều ý kiến khác nhau về đề xuất này. Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng VN đã trao đổi với Thanh niên về vấn đề này:

*Thưa ông, ông thấy có những thành tựu nào của EVN để Tập đoàn này xứng đáng được ghi nhận?
Tôi cho rằng, trong 21 năm qua, nhiều thế hệ lãnh đạo EVN đã có cố gắng rất lớn để cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân. Tăng trưởng điện trong nhiều năm luôn đạt tốc độ 14-15 %/năm, mấy năm gần đây giảm còn 11-12%/năm nhưng vẫn là mức cao tăng gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Nhờ đó, EVN đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy phát điện, gồm các nhà máy điện khí, điện than và đặc biệt là thủy điện chiếm trên 21000MW trong tổng công suất của hệ thống 37000MW. Song song với phát triển nguồn, EVN đã tập trung phát triển mạnh hệ thống lưới truyền tải như các đường dây, các trạm 500 KV Bắc-Nam mạch một, mạch hai, sau đó là các đường dây 500 KV Sơn La-Hà Nội, Quảng Ninh-Hà Nội, Hà Nội-Thường Tín, Mỹ Phước, Cầu Bông… xây dựng rất nhiều các đường dây và trạm 220 KV để kết nối hệ thống một cách đồng bộ. Đồng thời đầu tư xây dựng phát triển lưới phân phối từ 110KV trở xuống phủ khắp đất nước. Với tốc độ này ít nước trong khu vực làm được.
Nguồn điện của cả nước trước đây chỉ có khoảng chục nghìn MW nay đã có tới 37.000MW, đây là một trong những đột phá lớn. Trước đây, để xây một nhà máy phát điện phải mất hàng chục năm, bây giờ với sự đổi mới cả về công nghệ, nhân lực và sự chỉ đạo quyết liệt nên chỉ mất trong khoảng 5 năm. Những năm về trước tổng sản lượng điện quốc gia phát ra, chỉ 40-50 tỉ kwh, bây giờ hàng năm phát ra cho toàn xã hội trên 130 -140 tỉ kwh điện, tăng gấp gần 3 lần so với trước. Nhiều năm qua nước ta luôn trong tình trạng thiếu điện, có năm thiếu vài chục %, những năm gần đây không những đủ điện mà có cả nguồn điện dự phòng khoảng 15%-20%. Thời kỳ tôi còn làm lãnh đạo ở EVN, chúng tôi ước mơ lúc nào mới có nguồn điện dự phòng nhưng nay đã trở thành hiện thực.
*Để đầu tư được như vậy thì nguồn vốn đầu tư rất khổng lồ. Theo ông, EVN đã có những cố gắng đáng ghi nhận nào trong việc tổ chức huy động vốn?
Trong mấy năm gần đây, mỗi năm EVN đầu tư khoảng 130-135 ngàn tỉ đồng cho tất cả các công trình, nguồn, lưới điện. Không chỉ cung cấp điện cho các thành phố, trị trấn, thị xã, EVN đã tập trung đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp hệ thống điện nông thôn, vùng sâu vùng xa. đến nay đã có 100% số xã, 98% số hộ dân có điện. Những năm gần đây, EVN đã triển khai đưa điện ra các đảo như: Thổ Chu, Phú Quốc, Cô Tô, Lý Sơn, Cù Lao Chàm…chủ yếu bằng vốn của mình và một phần nguồn vốn địa phương, vừa phát triển kinh tế xã hội vừa đảm bảo an ninh Quốc gia, biển đảo. Thực tế, vốn đầu tư của EVN được Nhà nước cấp một phần vốn ODA, không được cấp ngân sách, vốn Trái phiếu Chính phủ cũng không có mấy, chủ yếu là vốn vay song phương WB, ADB và các ngân hàng khác trong và ngoài nước…Việc vay hàng chục tỉ USD để đầu tư phát triển nhưng vẫn đảm bảo trả nợ vay đúng quy định không để dồn đọng nợ công đó là một thành tích lớn đáng ghi nhận.
*Để có một hệ thống điện khá vững chắc, tiên tiến như ngày nay, theo ông, EVN dựa trên những yếu tố cơ bản nào ?
Chúng ta thấy, về tốc độ phát triển, qua từng thời kỳ lãnh đạo của EVN đều có chuyển biến rất nhanh, mạnh và càng về sau càng tiến bộ so với trước. Nhờ áp dụng được khoa học, công nghệ mới trong mọi công tác: tư vấn thiết kế, xây dựng cơ bản, quản lý nguồn, lưới, đo đếm thu tiền điện…EVN mới đảm bảo một khối lượng công việc khổng lồ như vậy. Nhưng theo tôi, nguồn nhân lực của EVN đóng vai trò quan trọng. Các thế hệ về sau và hiện nay đều trẻ, học vấn cao, trình độ đại học trên 70-80%. Họ là những người có năng lực, có trí tuệ và có tư duy đổi mới…
Những năm qua và hiện nay, EVN nỗ lực tập trung tối ưu hóa các chi phí, nhằm tiết kiệm tối đa, giảm giá thành điện. Và họ đã làm được việc này. Tôi cho là giá điện VN so với khu vực là thấp hơn nhiều nhưng EVN vẫn tồn tại, phát triển được mặc dù lợi nhuận hàng năm của EVN không cao, thậm chí có nhiều năm bị lỗ. Gần đây do biến động tỷ giá mới EVN cũng lỗ khoảng chục nghìn tỉ đồng. Nhưng trong sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, EVN đã tự cân đối được việc bù trừ các khoản lỗ và không để thiếu vốn cho hoạt động.
Một số thành tựu nêu trên đánh giá sự lỗ lực vượt bậc của tập thể CBCNV trong 21 năm qua đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một ngành hoạt động rộng lớn như vậy mang tính đặc thù cao không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng những thiếu sót đó không làm ảnh hưởng tới thành tích, tới sự cống hiến hết sức to lớn của EVN.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.