TNO

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc thực sự là bao nhiêu ?

15/03/2015 09:35 GMT+7

(Tin Nóng) Trung Quốc công bố tăng ngân sách quốc phòng năm 2015 lên 10,1%, tương đương 144,2 tỉ USD. Nhưng liệu đó có phải là con số thực, khi nếu tính lạm phát thì mức tăng này chỉ 7,1% và lên đến 200 tỉ USD theo cách tính khác ?

(Tin Nóng) Trung Quốc công bố tăng ngân sách quốc phòng năm 2015 lên 10,1%, tương đương 144,2 tỉ USD. Nhưng liệu đó có phải là con số thực, khi nếu tính lạm phát thì mức tăng này chỉ 7,1% và lên đến 200 tỉ USD theo cách tính khác ?


Tàu ngầm Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ngong Shuen Chau, Hồng Kông. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gia tăng trên 10%/năm trong hơn 2 thập niên qua cùng sự hung hăng của nước này về tranh chấp lãnh thổ đang khiến các nước láng giềng phải đua tăng chi phí quốc phòng - Ảnh: Reuters

Trang tin Medium (Mỹ) ngày 13.3 có bài cho rằng mức chi cho quốc phòng mà Trung Quốc vừa công bố không hẳn là số thật. Mức chi cho quốc phòng thường đi theo mức tăng trưởng kinh tế. Mức tăng 10,1% năm 2015 là thấp nhất kể từ năm 2007 và trái ngược với mức tăng trưởng dự kiến chỉ 7% của kinh tế Trung Quốc năm nay (cũng là mức tăng trưởng thấp nhất).

Số phần trăm tăng thêm của ngân sách quốc phòng cao hơn 3% con số tăng trưởng của kinh tế cho thấy Trung Quốc đang muốn gia tăng chất lượng của quân đội, ngay cả khi nền kinh tế đang phát triển chậm lại.

Nhưng khii tính lạm phát vào thì mức chi tiêu quân sự của Bắc Kinh có thể thấp hơn nhiều so với thực tế.

Năm 2011, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc là 7,8%. Hai năm sau, tỷ lệ này là 1,7%. Năm 2010, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng 7,8% nhưng tỷ lệ lạm phát là 6,7%, như vậy thực sự mức tăng trong chi tiêu quân sự của nước này chỉ 1,1%.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tính toán lạm phát của Trung Quốc năm 2015 là 3%, nếu chính xác thì mức tăng ngân sách của Trung Quốc thực sự chỉ 7,1% chứ không phải 10,1%.

Hiện nay chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc chiếm khoảng 2% của GDP. Quy ra đồng USD thì mức chi này của Trung Quốc cao hơn các nước, chỉ sau Mỹ (3,24% GDP năm 2015). Khối NATO thì đang khuyến khích các thành viên tăng chi cho quốc phòng tối thiểu 2% GDP.

Tuy vậy nhiều ý kiến chỉ trích Trung Quốc luôn cố hạ thấp các con số công khai về ngân sách quốc phòng. Chẳng hạn năm 2012 Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng là 106 tỉ USD, nhưng Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thuỵ Điển) tính rằng con số thực là 159 tỉ USD, còn Lầu Năm Góc ước tính từ mức 135 - 215 tỉ USD.

SIPRI chưa công bố mức tính của họ về con số ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015, nhưng nếu áp mức tăng 10,1% vào mức SIPRI tính hồi năm 2014 thì ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2015 này xấp xỉ 206,9 tỉ USD, tức bằng khoảng 1/3 ngân sách quốc phòng của Mỹ.

Medium còn cho rằng ngân sách chi cho an ninh nội địa của Trung Quốc còn cao hơn ngân sách quốc phòng.

Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng cao cũng góp phần khiến các nước láng giềng gia tăng mức chi cho quốc phòng năm 2015. Ngân sách quốc phòng của Nga tăng 33%, Philippines dự kiến tăng 29%, Indonesia tăng 14%, Ấn Độ tăng 11%, Malaysia tăng 10%.

Hai ông lớn châu Á khác gồm Hàn Quốc dự định tăng chi tiêu quốc phòng 4,9% và Nhật Bản tăng chỉ 2%.


Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) của Hải quân Việt Nam thăm Manila, Philippines tháng 11.2014 - Ảnh: Reuters


Khu trục hạm hiện đại nhất INS Kolkata của Hải quân Ấn Độ đang chạy thử nghiệm. Ấn Độ dự kiến tăng ngân sách quốc phòng năm 2015 lên 11% để đối phó với Trung Quốc - Ảnh: Hải quân Ấn Độ

Các nước láng giềng của Trung Quốc đột nhiên phải đổ nhiều tiền vào các loại vũ khí, nhưng đó không phải là phản ứng đối với ngân sách quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự hơn 10% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua mà không kéo theo chi tiêu quốc phòng gia tăng trong khu vực. Thay vào đó, sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của các nước trong khu vực phần lớn phản ứng với chính sách đối ngoại hiếu chiến của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Từ năm 2010, Trung Quốc đã gia tăng đưa tàu và máy bay thâm nhập quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý ở biển Hoa Đông; đến quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên Biển Đông, và thậm chí còn cải tạo đất và xây dựng các đảo nhân tạo tại các bãi đá chiếm đóng của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa.

Quân đội Trung Quốc một lần nữa nhận được miếng bánh lớn trong chiếc bánh ngân sách tài chính của Trung Quốc. Nhưng giống như các nước, chi tiêu quân sự của Trung Quốc phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế. Vấn đề là nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ không hỗ trợ nổi mức tăng ngân sách quốc phòng trên 2 con số (trên 10%) như lâu nay.

Anh Sơn

>> Nhiều người Trung Quốc tin sẽ đánh thắng Mỹ ở Biển Đông, biển Hoa Đông (?)
>> Trung Quốc khó thắng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
>> Tướng Trung Quốc xác nhận đang đóng tàu sân bay thứ hai
>> Hải quân Mỹ đánh giá không cao đội tàu ngầm Trung Quốc
>> Mỹ bố trí 29 tàu chiến giám sát Trung Quốc ở Biển Đông ?
>> Một không đoàn Nhật xuất kích 400 lần cản máy bay Trung Quốc
>> ASEAN, Nhật, Ấn Độ sắm vũ khí mới đối phó Trung Quốc
>> Tình báo Mỹ lo ngại các đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Trường Sa
>> Trung Quốc tăng cường quân sự vì khả năng tác chiến kém

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.