Ngăn ngừa bệnh tế nhị

27/02/2016 05:09 GMT+7

Xì hơi, hôi miệng, hoặc tiêu chảy... khiến bạn cảm thấy ngượng nghịu, bối rối ở chốn đông người. Vậy bạn có biết nguyên nhân vì sao, và nên xử lý như thế nào?

Xì hơi, hôi miệng, hoặc tiêu chảy... khiến bạn cảm thấy ngượng nghịu, bối rối ở chốn đông người. Vậy bạn có biết nguyên nhân vì sao, và nên xử lý như thế nào?

Mùi mồ hôi gây khó chịu cho chủ nhân và cả chung quanh	- Ảnh: ShutterstockMùi mồ hôi gây khó chịu cho chủ nhân và cả chung quanh - Ảnh: Shutterstock
Gàu. Không ai chắc chắn về nguyên nhân hình thành gàu, tuy nhiên tất cả đều có chung một đặc điểm đó là do một loại nấm men gây ra.
Để đánh bại gàu, nên sử dụng dầu gội trị gàu có chứa thành phần selen kháng nấm hoặc làm sạch da đầu với nước trà xanh, đồng thời mỗi tuần massage da đầu với một thìa dầu dừa một lần.
Mồ hôi quá nhiều. Đổ mồ hôi nhiều thường là do hệ thần kinh hoạt động quá mức. Muốn các dây thần kinh “bình tĩnh” lại, hãy ngửi các loại thảo mộc hoặc hương thơm các loài hoa. Ngoài ra, học cách thở bằng bụng sẽ giúp hệ thần kinh được thư giãn.
Đầy hơi. Khi bị đầy hơi, nhanh chóng tìm cách tăng các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi trong chế độ ăn uống. Vi khuẩn này có mặt trong bắp cải chua lên men, kim chi. Ngoài ra, khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ từng miếng trước khi nuốt. Uống một cốc nước ấm pha với một muỗng nhỏ giấm táo trước bữa ăn.
Hôi miệng. Chứng hôi miệng hay hơi thở có mùi có thể là do nước nhầy từ xoang nhểu xuống mặt sau của cổ họng. Lấy nước muối nhỏ mũi vào mỗi sáng, đồng thời tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C, tỏi và kẽm trong chế độ ăn uống.
Nhiễm nấm. Theo Bodyandsoul, nếu muốn giải quyết các bệnh nhiễm nấm, việc đầu tiên là tránh ăn đường. Đường bị coi là thủ phạm khiến nấm phát triển mạnh hơn. Một vài phút đắm mình trong ánh nắng mặt trời hoặc nước biển cũng có thể cải thiện được tình trạng nhiễm nấm.
Loét. Xoa dịu cơn đau từ vết loét bằng cách áp nhẹ một túi trà lọc (đã đặt vào tủ lạnh chừng 15 phút), sau đó lau khô vết loét bằng cách lấy vải mỏng chấm vào nước giấm táo pha loãng với nước lọc. Ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm để giúp ngăn chặn vết loét bùng phát.
Tiêu chảy. Bổ sung probiotic có chứa một hoặc nhiều hơn các vi khuẩn: lactobacillus rhamnosus, lactobacillus reuteri hoặc saccharomyces boulardii vào chế độ ăn uống có thể giúp chặn đứng hiện tượng tiêu chảy. Ngoài ra, có thể lấy một quả táo vắt lấy nước uống hay pha một nhúm muối vào nước uống để tránh mất nước.
Táo bón. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và siêng tập thể dục là những cách tốt nhất để ngăn ngừa và xóa sổ hiện tượng táo bón. Thực hiện cùng lúc ba lời khuyên trên, cơ đường ruột sẽ thư giãn và từ đó giúp việc đại tiện dễ dàng hơn. Thêm vào đó, bổ sung ma giê cũng là cách tuyệt vời để ngăn ngừa chứng táo bón.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.